Theo Tam Quốc chí, võ tướng Lã Bố (158-199) tự là Phụng Tiên. Ông là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Võ tướng nổi tiếng này có sức mạnh hơn người, võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa bắn cung và vô cùng dũng mãnh.Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố giúp Lã Bố nổi danh thiên hạ. Nhờ 2 "bảo bối" này, Lã Bố đã đánh bại và tiêu diệt nhiều đối thủ mạnh. Trong số đó, Lã Bố từng một mình đọ sức bất phân thắng bại với 3 anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi.Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định Lã Bố là võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc, xếp trên cả Quan Vũ. Thế nhưng, Lã Bố không được nhiều người yêu thích. Nguyên do được cho là vì võ tướng này là người vong ân phụ nghĩa khi trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác.Cụ thể, trong Tam quốc chí, Thứ sử Tịnh Châu Đinh Nguyên phong cho Lã Bố là kỵ đô úy vì nhận thấy đây là võ tướng có tài. Đinh Nguyên giao cho Lã Bố chức chủ bạ (chức quan quản các việc lương thảo, công văn thư tín trong quân đội). Thậm chí, Đinh Nguyên còn nhận võ tướng này làm con nuôi và đối xử hết mực chân thành.Thế nhưng, về sau, Đổng Trác đem tặng ngựa quý là Xích Thố nên Lã Bố xiêu lòng và nhẫn tâm ra tay giết chết cha nuôi Đinh Nguyên. Sau đó, Lã Bố đi theo Đổng Trác. Được Đổng Trác tin tưởng, Lã Bố được phong làm Trung lang tướng, tước Đô Đình hầu. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp của 2 người cuối cùng rạn nứt vì Điều Thuyền.Sau cùng, khi nghe lời thuyết phục của Vương Doãn - cha nuôi của Điêu Thuyền, Lã Bố đã thẳng tay sát hại Đổng Trác. Một thời gian sau, Lã Bố chuyển sang đầu quân cho Viên Thiệu.Đến năm 194, nhân lúc Tào Tháo đem quân đi đánh Từ Châu, Lã Bố bất ngờ dẫn quân tới tấn công đại bản doanh của quân Tào Ngụy ở Duyện Châu. Tuy nhiên, Lã Bố cuối cùng thất bại trước đội quân hùng mạnh của nhà Tào.Sau thất bại này, Lã Bố nương nhờ Lưu Bị. Tuy nhiên, đến năm 196, lợi dụng thời cơ Lưu Bị đang tấn công Viên Thuật, Lã Bố bất ngờ đánh úp để cướp Từ Châu khiến Lưu Bị trở tay không kịp và tổn thất lớn.Vào năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị liên minh để đánh Lã Bố. Kết quả, đại quân công phá được thành Hạ Bì và bắt sống Lã Bố. Trong tình huống ấy, Lã Bố muốn hàng Tào Tháo. Tuy nhiên, Tào Tháo phân vân nên hỏi lại Lưu Bị xem có nên thu nhận viên tướng này không.Lưu Bị nghe xong liền khuyên Tào Tháo hãy giết Lã Bố vì võ tướng này là người từng vong ân phụ nghĩa, đã trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Lã Bố không thực lòng đầu hàng và có thể trở mặt bất cứ lúc nào. Điều đó cho thấy dù Lã Bố có võ nghệ cao cường đến đâu nhưng vì tính cách vong ân phụ nghĩa nên không được nhiều người yêu thích. Cuối cùng, Lã Bố bị Tào Tháo giết chết vì không muốn đi vào vết xe đổ của Đinh Nguyên và Đổng Trác.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Theo Tam Quốc chí, võ tướng Lã Bố (158-199) tự là Phụng Tiên. Ông là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên, Tịnh Châu. Võ tướng nổi tiếng này có sức mạnh hơn người, võ nghệ cao cường, giỏi cưỡi ngựa bắn cung và vô cùng dũng mãnh.
Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thố giúp Lã Bố nổi danh thiên hạ. Nhờ 2 "bảo bối" này, Lã Bố đã đánh bại và tiêu diệt nhiều đối thủ mạnh. Trong số đó, Lã Bố từng một mình đọ sức bất phân thắng bại với 3 anh em Lưu Bị - Quan Vũ - Trương Phi.
Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định Lã Bố là võ tướng mạnh nhất thời Tam quốc, xếp trên cả Quan Vũ. Thế nhưng, Lã Bố không được nhiều người yêu thích. Nguyên do được cho là vì võ tướng này là người vong ân phụ nghĩa khi trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác.
Cụ thể, trong Tam quốc chí, Thứ sử Tịnh Châu Đinh Nguyên phong cho Lã Bố là kỵ đô úy vì nhận thấy đây là võ tướng có tài. Đinh Nguyên giao cho Lã Bố chức chủ bạ (chức quan quản các việc lương thảo, công văn thư tín trong quân đội). Thậm chí, Đinh Nguyên còn nhận võ tướng này làm con nuôi và đối xử hết mực chân thành.
Thế nhưng, về sau, Đổng Trác đem tặng ngựa quý là Xích Thố nên Lã Bố xiêu lòng và nhẫn tâm ra tay giết chết cha nuôi Đinh Nguyên. Sau đó, Lã Bố đi theo Đổng Trác. Được Đổng Trác tin tưởng, Lã Bố được phong làm Trung lang tướng, tước Đô Đình hầu. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp của 2 người cuối cùng rạn nứt vì Điều Thuyền.
Sau cùng, khi nghe lời thuyết phục của Vương Doãn - cha nuôi của Điêu Thuyền, Lã Bố đã thẳng tay sát hại Đổng Trác. Một thời gian sau, Lã Bố chuyển sang đầu quân cho Viên Thiệu.
Đến năm 194, nhân lúc Tào Tháo đem quân đi đánh Từ Châu, Lã Bố bất ngờ dẫn quân tới tấn công đại bản doanh của quân Tào Ngụy ở Duyện Châu. Tuy nhiên, Lã Bố cuối cùng thất bại trước đội quân hùng mạnh của nhà Tào.
Sau thất bại này, Lã Bố nương nhờ Lưu Bị. Tuy nhiên, đến năm 196, lợi dụng thời cơ Lưu Bị đang tấn công Viên Thuật, Lã Bố bất ngờ đánh úp để cướp Từ Châu khiến Lưu Bị trở tay không kịp và tổn thất lớn.
Vào năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị liên minh để đánh Lã Bố. Kết quả, đại quân công phá được thành Hạ Bì và bắt sống Lã Bố. Trong tình huống ấy, Lã Bố muốn hàng Tào Tháo. Tuy nhiên, Tào Tháo phân vân nên hỏi lại Lưu Bị xem có nên thu nhận viên tướng này không.
Lưu Bị nghe xong liền khuyên Tào Tháo hãy giết Lã Bố vì võ tướng này là người từng vong ân phụ nghĩa, đã trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Lã Bố không thực lòng đầu hàng và có thể trở mặt bất cứ lúc nào. Điều đó cho thấy dù Lã Bố có võ nghệ cao cường đến đâu nhưng vì tính cách vong ân phụ nghĩa nên không được nhiều người yêu thích. Cuối cùng, Lã Bố bị Tào Tháo giết chết vì không muốn đi vào vết xe đổ của Đinh Nguyên và Đổng Trác.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.