Năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) tình cờ được phát hiện ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Kể từ đó, các chuyên gia đã tiến hành các cuộc khai quật và có những khám phá quan trọng như tìm thấy đội quân đất nung, một số vũ khí...Tuy nhiên, các nhà khảo cổ Trung Quốc mới chỉ khai quật một phần nhỏ lăng mộ do điều kiện, kỹ thuật hiện tại chưa thể khám phá toàn bộ địa điểm này. Bên trong mộ cũng có nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Thêm nữa, nếu như dùng vật liệu nổ để tiến sâu vào lăng mộ thì sẽ phá hủy sự vẹn nguyên của công trình.Trong đó, khu vực buồng lăng mộ chính ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông khiến giới khảo cổ tò mò nhất vì chưa thể tiếp cận. Khu vực này được cho là có quan tài chứa di hài Tần Thủy Hoàng cùng nhiều đồ tùy táng giá trị.Trải qua hơn 2.000 năm, các nhà nghiên cứu tò mò không biết liệu thi hài của Tần Thủy Hoàng có vẹn nguyên theo thời gian? Liệu ông có được ướp xác giúp thi thể không phân hủy hay không?Do chưa tìm được quan tài của Tần Thủy Hoàng nên những câu hỏi trên chưa thể trả lời một cách chính xác. Dù vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định đáng chú ý.Theo các sử liệu, vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thực hiện chuyến tuần du thứ 5. Trên đường hồi cung, phái đoàn vi hành đi qua sa mạc. Do lâm trọng bệnh nên Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà khi ở Sa Khâu, khu vực thành phố Hình Đài - Hà Bắc ngày nay, cách kinh đô Hàm Dương của nước Tần khá xa.Vào thời kỳ đó, việc đi lại bằng các phương tiện thô sơ. Trong chuyến tuần du, Tần Thủy Hoảng đã đi quãng đường rất xa. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời ở ngoài cung, việc đưa thi hài về kinh thành sẽ mất khá nhiều thời gian. Trong khoảng thời gian đó, quan lại sẽ có thể không kịp thời chuẩn bị các vật liệu để bảo quản thi hài Tần Thủy Hoàng không bị phân hủy.Thêm nữa, thời tiết khi ấy đang là mùa Hè. Điều này khiến tốc độ phân hủy tử thi diễn ra càng nhanh hơn. Vì vậy, một số ghi chép viết rằng, thái giám Triệu Cao đã cho người treo đầy bào ngư lên xe chở di hài Tần Thủy Hoàng và tuyên bố với bên ngoài là khi còn sống, nhà vua thích ăn nên mới mang theo bào ngư về cung.Vào mùa hè, hải sản rất dễ bị thối rữa và tỏa ra mùi hôi thối khó chịu. Thái giám Triệu Cao cho treo bào ngư quanh xe để khi chúng thối rữa sẽ lấn át mùi tử thi. Vậy nên, khi về đến kinh đô Hàm Dương, thi hài Tần Thủy Hoàng đã phân hủy khá nghiêm trọng. Do đó, dù khi ấy có thực hiện các biện pháp bảo quản thi thể nhưng sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.Từ đó, các chuyên gia suy đoán sau hơn 2.000 năm trong mộ cổ, thi hài Tần Thủy Hoàng có thể đã bị phân hủy khá nghiệm trọng. Dù vậy, việc tìm thấy hài cốt của vua Tần trong tương lai hứa hẹn giúp giải mã nhiều bí mật.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng (259 trước Công nguyên - 210 trước Công nguyên) tình cờ được phát hiện ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974. Kể từ đó, các chuyên gia đã tiến hành các cuộc khai quật và có những khám phá quan trọng như tìm thấy đội quân đất nung, một số vũ khí...
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ Trung Quốc mới chỉ khai quật một phần nhỏ lăng mộ do điều kiện, kỹ thuật hiện tại chưa thể khám phá toàn bộ địa điểm này. Bên trong mộ cũng có nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Thêm nữa, nếu như dùng vật liệu nổ để tiến sâu vào lăng mộ thì sẽ phá hủy sự vẹn nguyên của công trình.
Trong đó, khu vực buồng lăng mộ chính ở phía tây nam của nội thành và hướng về phía đông khiến giới khảo cổ tò mò nhất vì chưa thể tiếp cận. Khu vực này được cho là có quan tài chứa di hài Tần Thủy Hoàng cùng nhiều đồ tùy táng giá trị.
Trải qua hơn 2.000 năm, các nhà nghiên cứu tò mò không biết liệu thi hài của Tần Thủy Hoàng có vẹn nguyên theo thời gian? Liệu ông có được ướp xác giúp thi thể không phân hủy hay không?
Do chưa tìm được quan tài của Tần Thủy Hoàng nên những câu hỏi trên chưa thể trả lời một cách chính xác. Dù vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định đáng chú ý.
Theo các sử liệu, vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thực hiện chuyến tuần du thứ 5. Trên đường hồi cung, phái đoàn vi hành đi qua sa mạc. Do lâm trọng bệnh nên Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà khi ở Sa Khâu, khu vực thành phố Hình Đài - Hà Bắc ngày nay, cách kinh đô Hàm Dương của nước Tần khá xa.
Vào thời kỳ đó, việc đi lại bằng các phương tiện thô sơ. Trong chuyến tuần du, Tần Thủy Hoảng đã đi quãng đường rất xa. Do đó, khi Tần Thủy Hoàng qua đời ở ngoài cung, việc đưa thi hài về kinh thành sẽ mất khá nhiều thời gian. Trong khoảng thời gian đó, quan lại sẽ có thể không kịp thời chuẩn bị các vật liệu để bảo quản thi hài Tần Thủy Hoàng không bị phân hủy.
Thêm nữa, thời tiết khi ấy đang là mùa Hè. Điều này khiến tốc độ phân hủy tử thi diễn ra càng nhanh hơn. Vì vậy, một số ghi chép viết rằng, thái giám Triệu Cao đã cho người treo đầy bào ngư lên xe chở di hài Tần Thủy Hoàng và tuyên bố với bên ngoài là khi còn sống, nhà vua thích ăn nên mới mang theo bào ngư về cung.
Vào mùa hè, hải sản rất dễ bị thối rữa và tỏa ra mùi hôi thối khó chịu. Thái giám Triệu Cao cho treo bào ngư quanh xe để khi chúng thối rữa sẽ lấn át mùi tử thi. Vậy nên, khi về đến kinh đô Hàm Dương, thi hài Tần Thủy Hoàng đã phân hủy khá nghiêm trọng. Do đó, dù khi ấy có thực hiện các biện pháp bảo quản thi thể nhưng sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.
Từ đó, các chuyên gia suy đoán sau hơn 2.000 năm trong mộ cổ, thi hài Tần Thủy Hoàng có thể đã bị phân hủy khá nghiệm trọng. Dù vậy, việc tìm thấy hài cốt của vua Tần trong tương lai hứa hẹn giúp giải mã nhiều bí mật.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.