Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng băng hà, hưởng thọ 49 tuổi. Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu được chôn cất trong lăng mộ ngầm dưới lòng đất ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Lăng mộ này được Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng ngay sau khi lên ngôi báu và hoàn thành sau 38 năm. Giống như nhiều ông hoàng, Vua Tần không muốn nơi an nghỉ ngàn thu của mình bị kẻ gian xâm phạm, đào xới, thậm chí hủy hoại di hài.Do đó, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo mật vị trí lăng mộ. Trong số này có việc ông cho giết hại toàn bộ công nhân tham gia quá trình xây dựng lăng mộ cũng như không ghi chép các thông tin về ngôi mộ.Dù vậy, sau hơn 100 năm, sử gia Tư Mã Thiên sống dưới thời nhà Hán biết được một số thông tin quan trọng về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và ghi chép lại khá chi tiết khiến hậu thế ngỡ ngàng. Trong đó, Sử ký "Tư Mã Thiên" có đoạn chép: "Khi việc lớn đã xong, để che giấu tất cả, những người thợ từ khu trong, khu giữa hay vòng ngoài đều bị đóng cửa nhốt lại hết, không thể ra ngoài"."Khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã chọn núi Ly Sơn để xây mộ, sau này thống nhất thiên hạ thì đưa tới đây 700.000 lượt người, đào ba đường suối để làm lối dẫn vật liệu, đồ dùng vào trong, đem cả những vật quý giá, sang trọng vào cùng", trích Sử ký "Tư Mã Thiên".Tư Mã Thiên cũng đề cập đến các cạm bẫy trong lăng mộ như công cụ tự động bắn cung tên đề phòng kẻ xâm nhập. Thêm nữa, Vua Tần cho đổ thủy ngân để tạo thế như sông Hoàng Hà, Trường Giang chảy ra biển lớn...Những thông tin này khiến công chúng không khỏi tò mò vì sao Tư Mã Thiên lại biết những bí mật về lăng mộ này. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Tư Mã Thiên nắm rõ nhiều thông tin chi tiết về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là nhờ một số lý do. Trong số này có việc xuất thân của ông. Tư Mã Thiên lớn lên trong gia đình quan lại. Nhiều thành viên trong gia tộc là những người học rộng hiểu nhiều.Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm từng giữ chức Thái Sử lệnh dưới thời Hán Vũ Đế. Với xuất thân như vậy, Tư Mã Thiên tiếp xúc với nhiều loại sách, thư tịch, ghi chép cổ và quý hiếm. Do đó, ông có thể đã tìm đọc một số ghi chép hiếm về lăng mộ Tần Thủy Hoàng.Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng, Tư Mã Thiên nhiều khả năng đã tìm được một số nhân chứng từng tham gia quá trình xây dựng lăng mộ. Những người này may mắn thoát chết khi kịp thời chạy trốn trước khi bị thủ tiêu và có thể kể cho con cháu nghe. Vậy nên, khi tìm được họ, Tư Mã Thiên đã biết được nhiều thông tin quan trọng về nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần.Do đó, dù Tần Thủy Hoàng tìm đủ mọi cách để che giấu thông tin về lăng mộ nhưng vẫn bị Tư Mã Thiên phát hiện những thông tin quan trọng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng băng hà, hưởng thọ 49 tuổi. Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu được chôn cất trong lăng mộ ngầm dưới lòng đất ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Lăng mộ này được Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng ngay sau khi lên ngôi báu và hoàn thành sau 38 năm. Giống như nhiều ông hoàng, Vua Tần không muốn nơi an nghỉ ngàn thu của mình bị kẻ gian xâm phạm, đào xới, thậm chí hủy hoại di hài.
Do đó, Tần Thủy Hoàng đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo mật vị trí lăng mộ. Trong số này có việc ông cho giết hại toàn bộ công nhân tham gia quá trình xây dựng lăng mộ cũng như không ghi chép các thông tin về ngôi mộ.
Dù vậy, sau hơn 100 năm, sử gia Tư Mã Thiên sống dưới thời nhà Hán biết được một số thông tin quan trọng về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và ghi chép lại khá chi tiết khiến hậu thế ngỡ ngàng. Trong đó, Sử ký "Tư Mã Thiên" có đoạn chép: "Khi việc lớn đã xong, để che giấu tất cả, những người thợ từ khu trong, khu giữa hay vòng ngoài đều bị đóng cửa nhốt lại hết, không thể ra ngoài".
"Khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã chọn núi Ly Sơn để xây mộ, sau này thống nhất thiên hạ thì đưa tới đây 700.000 lượt người, đào ba đường suối để làm lối dẫn vật liệu, đồ dùng vào trong, đem cả những vật quý giá, sang trọng vào cùng", trích Sử ký "Tư Mã Thiên".
Tư Mã Thiên cũng đề cập đến các cạm bẫy trong lăng mộ như công cụ tự động bắn cung tên đề phòng kẻ xâm nhập. Thêm nữa, Vua Tần cho đổ thủy ngân để tạo thế như sông Hoàng Hà, Trường Giang chảy ra biển lớn...
Những thông tin này khiến công chúng không khỏi tò mò vì sao Tư Mã Thiên lại biết những bí mật về lăng mộ này. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ Tư Mã Thiên nắm rõ nhiều thông tin chi tiết về lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là nhờ một số lý do. Trong số này có việc xuất thân của ông. Tư Mã Thiên lớn lên trong gia đình quan lại. Nhiều thành viên trong gia tộc là những người học rộng hiểu nhiều.
Cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm từng giữ chức Thái Sử lệnh dưới thời Hán Vũ Đế. Với xuất thân như vậy, Tư Mã Thiên tiếp xúc với nhiều loại sách, thư tịch, ghi chép cổ và quý hiếm. Do đó, ông có thể đã tìm đọc một số ghi chép hiếm về lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cho rằng, Tư Mã Thiên nhiều khả năng đã tìm được một số nhân chứng từng tham gia quá trình xây dựng lăng mộ. Những người này may mắn thoát chết khi kịp thời chạy trốn trước khi bị thủ tiêu và có thể kể cho con cháu nghe. Vậy nên, khi tìm được họ, Tư Mã Thiên đã biết được nhiều thông tin quan trọng về nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần.
Do đó, dù Tần Thủy Hoàng tìm đủ mọi cách để che giấu thông tin về lăng mộ nhưng vẫn bị Tư Mã Thiên phát hiện những thông tin quan trọng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.