Là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử phong kiến, nhà Thanh tồn tại từ năm 1636 - 1912. Trong gần 300 năm tồn tại, nhà Thanh có tất cả 12 hoàng đế nhưng có tới 13 niên hiệu. Niên hiệu là tên một giai đoạn gồm các năm nhất định, thường là năm trị vì của một vị vua dưới thời phong kiến.Mỗi vị vua thường gắn với một niên hiệu như: Hiến Hoàng Đế Dận Chân (1678-1735) có niên hiệu là Ung Chính, Thuần Hoàng Đế Hoằng Lịch (1711-1799) là Càn Long. Sở dĩ nhà Thanh có đến 13 niên hiệu là do Văn Hoàng Đế Hoàng Thái Cực (1592-1643).Ban đầu Hoàng Thái Cực đã lật đổ chính quyền nhà Minh ở khu vực người Nữ Chân, lên ngôi Đại Hãn nhà Hậu Kim, đổi tên người Nữ Chân thành người Mãn. Khi ấy, ông lấy niên hiệu là Thiên Thông. Đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu Đại Kim thành Đại Thanh, lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu thành Sùng Đức. Do đó, Hoàng Thái Cực có tới 2 niên hiệu.Một sự thật gây bất ngờ khác đó là Tử Cấm Thành hiện lưu giữ 11 tấm bài vị của các hoàng đế nhà Thanh. Vì sao lại thiếu một bài vị của một nhà vua?Theo các nhà nghiên cứu, bài vị được lập nên khi một hoàng đế băng hà. Nhà Thanh có 12 hoàng đế nhưng chỉ có 11 tấm bài vị.Các nhà nghiên cứu lý giải sự việc trên xảy ra là vì một trong số 12 hoàng đế sau khi qua đời không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành.Hoàng đế không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành là Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến.Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, ngày 12/2/1912, Phổ Nghi thoái vị. Sau đó, ông trở thành một công dân bình thường và phải dọn ra khỏi Tử Cấm Thành.Trong những năm sau đó, Tử Cấm Thành trở thành di tích văn hóa và mở cửa đón khách du lịch. Phổ Nghi từng trở lại Tử Cấm Thành nhưng cũng phải mua vé tham quan như những người khác.Vì vậy, khi qua đời, Phổ Nghi giống như các công dân bình thường khác. Ông chỉ được gia đình lập bài vị để thờ phụng, tưởng nhớ thay vì được lập bài vị và lưu giữ trong Tử Cấm Thành như 11 hoàng đế nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử phong kiến, nhà Thanh tồn tại từ năm 1636 - 1912. Trong gần 300 năm tồn tại, nhà Thanh có tất cả 12 hoàng đế nhưng có tới 13 niên hiệu. Niên hiệu là tên một giai đoạn gồm các năm nhất định, thường là năm trị vì của một vị vua dưới thời phong kiến.
Mỗi vị vua thường gắn với một niên hiệu như: Hiến Hoàng Đế Dận Chân (1678-1735) có niên hiệu là Ung Chính, Thuần Hoàng Đế Hoằng Lịch (1711-1799) là Càn Long. Sở dĩ nhà Thanh có đến 13 niên hiệu là do Văn Hoàng Đế Hoàng Thái Cực (1592-1643).
Ban đầu Hoàng Thái Cực đã lật đổ chính quyền nhà Minh ở khu vực người Nữ Chân, lên ngôi Đại Hãn nhà Hậu Kim, đổi tên người Nữ Chân thành người Mãn. Khi ấy, ông lấy niên hiệu là Thiên Thông. Đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu Đại Kim thành Đại Thanh, lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu thành Sùng Đức. Do đó, Hoàng Thái Cực có tới 2 niên hiệu.
Một sự thật gây bất ngờ khác đó là Tử Cấm Thành hiện lưu giữ 11 tấm bài vị của các hoàng đế nhà Thanh. Vì sao lại thiếu một bài vị của một nhà vua?
Theo các nhà nghiên cứu, bài vị được lập nên khi một hoàng đế băng hà. Nhà Thanh có 12 hoàng đế nhưng chỉ có 11 tấm bài vị.
Các nhà nghiên cứu lý giải sự việc trên xảy ra là vì một trong số 12 hoàng đế sau khi qua đời không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành.
Hoàng đế không được lập bài vị để thờ phụng trong Tử Cấm Thành là Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến.
Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, ngày 12/2/1912, Phổ Nghi thoái vị. Sau đó, ông trở thành một công dân bình thường và phải dọn ra khỏi Tử Cấm Thành.
Trong những năm sau đó, Tử Cấm Thành trở thành di tích văn hóa và mở cửa đón khách du lịch. Phổ Nghi từng trở lại Tử Cấm Thành nhưng cũng phải mua vé tham quan như những người khác.
Vì vậy, khi qua đời, Phổ Nghi giống như các công dân bình thường khác. Ông chỉ được gia đình lập bài vị để thờ phụng, tưởng nhớ thay vì được lập bài vị và lưu giữ trong Tử Cấm Thành như 11 hoàng đế nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.