Xoay quanh ngày nói dối có nhiều truyền thuyết, câu chuyện lịch sử khác nhau. Trong khi nhiều nơi cho rằng Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong một cuốn truyện, một số nơi khác quan niệm ngày này bắt nguồn từ những sự kiện, tập tục có thật.Truyền thuyết phổ biến nhất về ngày Cá tháng Tư là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Năm 1564, quốc gia châu Âu này quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3, đầu tháng 4 sang ngày 1/1.Tuy nhiên, thời điểm đó việc truyền tin còn nhiều hạn chế nên người dân ở các vùng quê hẻo lánh vẫn mừng năm mới theo lịch cũ, tức ngày 1/4. Những người này bị chế giễu là kẻ ngốc và ngày 1/4 cũng trở thành April Fool's Day (ngày nói dối).Một truyền thuyết khác ở Anh lại cho rằng việc nói dối trong ngày 1/4 bắt nguồn từ cuốn truyện The Canterbury Tales (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn Geoffrey Chaucer ra đời năm 1392. Trong cuốn truyện, Chaucer viết 32 ngày sau tháng Ba, tức muốn nói đến ngày 2/5. Song, nhiều độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 của tháng 3 hoặc ngày 1/4. Từ đây, ngày đầu tiên của tháng 4 trở thành ngày nói dối vô hại.Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu được đề cập trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Tác gia này đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa.Theo Simon J. Bronner, giáo sư về Nghiên cứu Văn hóa Dân gian tại Đại học Penn State, tại nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ không có ghi chép cụ thể về lịch sử ngày Cá tháng Tư. Nhiều nơi chỉ đơn giản ăn mừng ngày 1/4 như một dịp lễ hội mùa xuân vui nhộn."Trong khi các nền văn hóa khác trên thế giới cũng có các lễ kỷ niệm cùng thời điểm với Cá tháng Tư như ngày lễ Holi của người Hindu và ngày lễ Purim của người Do Thái. Tuy nhiên, việc tập trung vào trò đùa, chơi khăm trong ngày 1/4 vẫn phổ biến hơn cả ở châu Âu và Bắc Mỹ", ông Bronner nói.
Xoay quanh ngày nói dối có nhiều truyền thuyết, câu chuyện lịch sử khác nhau. Trong khi nhiều nơi cho rằng Cá tháng Tư lần đầu xuất hiện trong một cuốn truyện, một số nơi khác quan niệm ngày này bắt nguồn từ những sự kiện, tập tục có thật.
Truyền thuyết phổ biến nhất về ngày Cá tháng Tư là câu chuyện liên quan đến sự kiện thay đổi lịch mừng năm mới của Pháp. Năm 1564, quốc gia châu Âu này quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3, đầu tháng 4 sang ngày 1/1.
Tuy nhiên, thời điểm đó việc truyền tin còn nhiều hạn chế nên người dân ở các vùng quê hẻo lánh vẫn mừng năm mới theo lịch cũ, tức ngày 1/4. Những người này bị chế giễu là kẻ ngốc và ngày 1/4 cũng trở thành April Fool's Day (ngày nói dối).
Một truyền thuyết khác ở Anh lại cho rằng việc nói dối trong ngày 1/4 bắt nguồn từ cuốn truyện The Canterbury Tales (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn Geoffrey Chaucer ra đời năm 1392. Trong cuốn truyện, Chaucer viết 32 ngày sau tháng Ba, tức muốn nói đến ngày 2/5. Song, nhiều độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 của tháng 3 hoặc ngày 1/4. Từ đây, ngày đầu tiên của tháng 4 trở thành ngày nói dối vô hại.
Khái niệm Cá tháng Tư lần đầu được đề cập trong các sáng tác của nhà thơ, nhà soạn nhạc người Pháp Eloy d'Amerval. Tác gia này đã sử dụng hình ảnh những chú cá để mô tả về tháng Tư - thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Theo nghĩa bóng, Cá tháng Tư còn ám chỉ sự khù khờ, dễ bị đánh lừa.
Theo Simon J. Bronner, giáo sư về Nghiên cứu Văn hóa Dân gian tại Đại học Penn State, tại nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ không có ghi chép cụ thể về lịch sử ngày Cá tháng Tư. Nhiều nơi chỉ đơn giản ăn mừng ngày 1/4 như một dịp lễ hội mùa xuân vui nhộn.
"Trong khi các nền văn hóa khác trên thế giới cũng có các lễ kỷ niệm cùng thời điểm với Cá tháng Tư như ngày lễ Holi của người Hindu và ngày lễ Purim của người Do Thái. Tuy nhiên, việc tập trung vào trò đùa, chơi khăm trong ngày 1/4 vẫn phổ biến hơn cả ở châu Âu và Bắc Mỹ", ông Bronner nói.