Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là nơi ghi dấu tinh thần chiến đấu anh dũng và óc sáng tạo phi thường của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến trường kỳ vì sự nghiệp thống nhất đất nước.Ngày nay, hệ thống địa đạo lịch sử này đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách quốc tế nhất Việt Nam. Các di tích của địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn nhiều xã, trong đó khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) là điểm tham quan chính.Đến thăm địa đạo Củ Chi, điều lý thú nhất đối với du khách là được trực tiếp khám phá hệ thống đường hầm thông qua lối vào được ngụy trang rất kỹ lưỡng, chỉ đủ rộng cho một người chui lọt.Phía dưới cửa hầm là hệ thống đường đi được đào xuyên qua đất cứng, thấp, hẹp và tối tăm, phải khom lưng khi di chuyển. Đây là trải nghiệm khó quên nhất cho những ai có dịp ghé thăm địa đạo Củ Chi.Những lối đi như vậy là mạch máu của hệ thống địa đạo bao gồm nhiều công trình khác nhau như phòng ở, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Hệ thống đường ngầm dưới lòng đất có tổng chiều dài khoảng 250 km, đến nay còn khoảng 120 km được giữ gìn.Dưỡng khí được cung cấp cho mạng lưới đường hầm khổng lổ ở Củ Chi thông qua hệ thống lỗ thông hơi được ngụy trang thành tổ mối đặt hoặc tại vị trí các bụi cây.Bên cạnh các địa đạo, không gian vùng giải phóng Củ Chi cũng được tái hiện với các cảnh sinh hoạt đời thường và hoạt động sản xuất, như làm dép từ lốp xe cơ giới.Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu của quân và dân Củ Chi được thể hiện qua nhiều loại vũ khí tự tạo, dù thô sơ nhưng có sức sát thương rất lớn, khiến kẻ địch nhiều phen khốn đốn.Ghé thăm địa đạo Củ Chi, du khách cũng có dịp thưởng thức những món ăn dân dã từng gắn với một thời khói lửa ở vùng đất thép, như sắn luộc chấm muối vừng......Hay bánh ít khoai mì.Với những người yêu thích quân sự, ghé thăm khu trường bắn trong khuôn viên di tích và bắn thử các loại súng từng được sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam với đạn thật là trải nghiệm không thể bỏ qua.Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam được tái hiện ở khu di tích thông qua hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông và trồng rừng gỗ quý ba miền theo hình dáng bản đồ Việt Nam. Tại đây có ba mô hình kiến trúc tiêu biểu cho ba miền Bắc - Trung - Nam là chùa Một Cột, Ngọ Môn và Bến Nhà Rồng.Giữa lòng “tam giác sắt” Củ Chi, đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược đã được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ.Quần thể kiến trúc hài hòa, mang bản sắc Việt một cách tinh tế này là nơi giúp các vị khách đến từ phương xa hiểu thêm về nền văn hóa, tín ngưỡng giàu tính nhân văn của người Việt.Mời quý độc giả xem video: Trở về miền Bắc Việt Nam hơn 100 năm trước qua loạt ảnh quý hiếm. Nguồn: Kienthucnet.
Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là nơi ghi dấu tinh thần chiến đấu anh dũng và óc sáng tạo phi thường của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến trường kỳ vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Ngày nay, hệ thống địa đạo lịch sử này đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách quốc tế nhất Việt Nam. Các di tích của địa đạo Củ Chi nằm trên địa bàn nhiều xã, trong đó khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) là điểm tham quan chính.
Đến thăm địa đạo Củ Chi, điều lý thú nhất đối với du khách là được trực tiếp khám phá hệ thống đường hầm thông qua lối vào được ngụy trang rất kỹ lưỡng, chỉ đủ rộng cho một người chui lọt.
Phía dưới cửa hầm là hệ thống đường đi được đào xuyên qua đất cứng, thấp, hẹp và tối tăm, phải khom lưng khi di chuyển. Đây là trải nghiệm khó quên nhất cho những ai có dịp ghé thăm địa đạo Củ Chi.
Những lối đi như vậy là mạch máu của hệ thống địa đạo bao gồm nhiều công trình khác nhau như phòng ở, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Hệ thống đường ngầm dưới lòng đất có tổng chiều dài khoảng 250 km, đến nay còn khoảng 120 km được giữ gìn.
Dưỡng khí được cung cấp cho mạng lưới đường hầm khổng lổ ở Củ Chi thông qua hệ thống lỗ thông hơi được ngụy trang thành tổ mối đặt hoặc tại vị trí các bụi cây.
Bên cạnh các địa đạo, không gian vùng giải phóng Củ Chi cũng được tái hiện với các cảnh sinh hoạt đời thường và hoạt động sản xuất, như làm dép từ lốp xe cơ giới.
Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu của quân và dân Củ Chi được thể hiện qua nhiều loại vũ khí tự tạo, dù thô sơ nhưng có sức sát thương rất lớn, khiến kẻ địch nhiều phen khốn đốn.
Ghé thăm địa đạo Củ Chi, du khách cũng có dịp thưởng thức những món ăn dân dã từng gắn với một thời khói lửa ở vùng đất thép, như sắn luộc chấm muối vừng...
...Hay bánh ít khoai mì.
Với những người yêu thích quân sự, ghé thăm khu trường bắn trong khuôn viên di tích và bắn thử các loại súng từng được sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam với đạn thật là trải nghiệm không thể bỏ qua.
Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam được tái hiện ở khu di tích thông qua hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông và trồng rừng gỗ quý ba miền theo hình dáng bản đồ Việt Nam. Tại đây có ba mô hình kiến trúc tiêu biểu cho ba miền Bắc - Trung - Nam là chùa Một Cột, Ngọ Môn và Bến Nhà Rồng.
Giữa lòng “tam giác sắt” Củ Chi, đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược đã được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ.
Quần thể kiến trúc hài hòa, mang bản sắc Việt một cách tinh tế này là nơi giúp các vị khách đến từ phương xa hiểu thêm về nền văn hóa, tín ngưỡng giàu tính nhân văn của người Việt.
Mời quý độc giả xem video: Trở về miền Bắc Việt Nam hơn 100 năm trước qua loạt ảnh quý hiếm. Nguồn: Kienthucnet.