Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung Bắc Kinh là hoàng cung của triều nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Được xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1424, cung điện nguy nga này có diện tích 720.000 m2.Với kích thước lớn nha vậy, bên trong Tử Cấm Thành có tới 9.999 gian phòng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, Cố Cung trở thành quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới.Mỗi năm, hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm chiêm ngưỡng vẻ đẹp, kiến trúc độc đáo cũng như tìm hiểu lịch sử Tử Cấm Thành.Trong số này, nhiều người khi đến Tử Cấm Thành dành nhiều sự chú ý đến các vại nước to bố trí rải rác tại các sảnh chính dẫn đến các cung điện. Họ tò mò người xưa đặt những vại nước này để trang trí hay làm gì.Theo các chuyên gia, bên trong Tử Cấm Thành có tất cả 308 vại nước. Chúng được làm với kích thước lớn và chế tác từ kim loại như sắt, đồng. Thậm chí, một số vại nước còn được mạ vàng.Trong số này, những vại nước bằng bằng được làm vào thời nhà Minh. Số còn lại được chế tạo vào thời nhà Thanh.Mỗi một vương triều cho tạo ra những vại nước có kiểu dáng và trang trí khác nhau. Trong khi vại nước được làm dưới thời nhà Minh có thiết kế khá đơn giản với các vòng sát ở hai bên thì vương triều nhà Thanh thay đổi chi tiết đó bằng hình trang trí mặt thú.Các chuyên gia cho hay người xưa bố trí hàng trăm vại nước rải rác trong khuôn viên Tử Cấm Thành là để đựng nước dùng khi xảy ra hỏa hoạn. Vào thời phong kiến, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, những vại nước này luôn đổ đầy nước để khi xảy ra đám cháy kịp thời dập lửa. Vào mùa Đông, nước có thể bị đóng băng nên phần đáy được làm từ sắt để có thể đốt lửa đốt phía dưới. Nhờ vậy, nước sẽ luôn duy trì ở trạng thái lỏng.Đáng lưu ý, trong số 308 vại nước của Tử Cấm Thành, có 18 vại mạ vàng hằn sâu những vết dao cạo. Nguyên nhân là vì vào những năm 1900, Liên quân tám nước đến cướp bóc Tử Cấm Thành. Bọn trộm muốn lấy đi những chiếc vại bằng đồng mạ vàng ở chính điện nhưng vì vại quá nặng nên không thể mang đi, những kẻ này sau đó đã dùng dao cạo lớp vàng mạ trên vại để phá hoại cho bõ tức. Vì vậy, ngày nay, khi du khách đến tham quan sẽ thấy rất nhiều vết dao trên những vại nước mạ vàng này.Nhìn chung, vai trò của những chiếc vại nước trong Tử Cấm Thành vô cùng quan trọng. Các cung nữ, thái giám phụ trách đổ đầy nước vào các vại để có thể sử dụng kịp thời khi "bà hỏa" hoành hành tại các cung điện trong Tử Cấm Thành. Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung Bắc Kinh là hoàng cung của triều nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Được xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1424, cung điện nguy nga này có diện tích 720.000 m2.
Với kích thước lớn nha vậy, bên trong Tử Cấm Thành có tới 9.999 gian phòng. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, Cố Cung trở thành quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Mỗi năm, hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm chiêm ngưỡng vẻ đẹp, kiến trúc độc đáo cũng như tìm hiểu lịch sử Tử Cấm Thành.
Trong số này, nhiều người khi đến Tử Cấm Thành dành nhiều sự chú ý đến các vại nước to bố trí rải rác tại các sảnh chính dẫn đến các cung điện. Họ tò mò người xưa đặt những vại nước này để trang trí hay làm gì.
Theo các chuyên gia, bên trong Tử Cấm Thành có tất cả 308 vại nước. Chúng được làm với kích thước lớn và chế tác từ kim loại như sắt, đồng. Thậm chí, một số vại nước còn được mạ vàng.
Trong số này, những vại nước bằng bằng được làm vào thời nhà Minh. Số còn lại được chế tạo vào thời nhà Thanh.
Mỗi một vương triều cho tạo ra những vại nước có kiểu dáng và trang trí khác nhau. Trong khi vại nước được làm dưới thời nhà Minh có thiết kế khá đơn giản với các vòng sát ở hai bên thì vương triều nhà Thanh thay đổi chi tiết đó bằng hình trang trí mặt thú.
Các chuyên gia cho hay người xưa bố trí hàng trăm vại nước rải rác trong khuôn viên Tử Cấm Thành là để đựng nước dùng khi xảy ra hỏa hoạn. Vào thời phong kiến, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, những vại nước này luôn đổ đầy nước để khi xảy ra đám cháy kịp thời dập lửa. Vào mùa Đông, nước có thể bị đóng băng nên phần đáy được làm từ sắt để có thể đốt lửa đốt phía dưới. Nhờ vậy, nước sẽ luôn duy trì ở trạng thái lỏng.
Đáng lưu ý, trong số 308 vại nước của Tử Cấm Thành, có 18 vại mạ vàng hằn sâu những vết dao cạo. Nguyên nhân là vì vào những năm 1900, Liên quân tám nước đến cướp bóc Tử Cấm Thành. Bọn trộm muốn lấy đi những chiếc vại bằng đồng mạ vàng ở chính điện nhưng vì vại quá nặng nên không thể mang đi, những kẻ này sau đó đã dùng dao cạo lớp vàng mạ trên vại để phá hoại cho bõ tức. Vì vậy, ngày nay, khi du khách đến tham quan sẽ thấy rất nhiều vết dao trên những vại nước mạ vàng này.
Nhìn chung, vai trò của những chiếc vại nước trong Tử Cấm Thành vô cùng quan trọng. Các cung nữ, thái giám phụ trách đổ đầy nước vào các vại để có thể sử dụng kịp thời khi "bà hỏa" hoành hành tại các cung điện trong Tử Cấm Thành.
Mời độc giả xem video: 2 người Trung Quốc nhốt người tống tiền ở Đà Nẵng, bị bắt ở Hậu Giang. Nguồn: THĐT1.