1. Nằm trên núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, hòn Trống Mái là một "kỳ quan" mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Thanh Hóa. Đây là một cụm gồm ba tảng, với hai tảng nhỏ hơn - được gọi là Trống và Mái - xếp chồng lên tảng lớn.Phía sau những tảng đá này có một câu chuyện thần tiên được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Theo đó, một lần, một chàng trai đánh cá làng Trường Lệ tình cờ cứu sống một cô gái bị sóng biển xô vào bờ, hai người yêu nhau, rồi kết làm vợ chồng.Cô gái vốn là tiên nữ nhà trời, vì mắc tội nên bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đi đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên nữ về trời. Nhưng nàng quyết ở lại với người chồng dưới trần thế, khiến Ngọc Hoàng tức giận, sai Thiên Lôi xuống hỏi tội.Tuy nhiên, khi Thiên Lôi tới nơi hai người sinh sống thì chỉ thấy một bãi đá. Với tình yêu chung thuỷ, đôi vợ chồng trẻ đã biến thành đá để được vĩnh viễn bên nhau. Hòn đá lớn là người chồng, hòn đá nhỏ hơn là người vợ...2. Nằm bên bờ vịnh Nha Trang, Hòn Chồng là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Tâm điểm của thắng cảnh này là một khối đá lớn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay khổng lồ. Quanh hình bàn tay này có rất nhiều huyền thoại được thêu dệt.Một câu chuyện dân gian kể rằng, thuở xưa một ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại. Một tay ông cầm cần câu, tay kia tì vào tảng đá khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy.Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm khiến ông dừng lại say sưa ngắm. Vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay hằn lên.Ngoài ra còn chuyện về con thuyền của một đôi vợ chồng trẻ bị sóng đánh dạt vào vách đá mà vỡ tung. Người chống một tay dìu vợ, một tay anh cố bám vào vách đá. Vách đá đổ ào và nhấn chìm cả hai… Từ truyền thuyết này mà ở bãi đá Hòn Chồng còn một cụm đá được gọi là Hòn Vợ.3. Nằm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hòn Phụ Tử là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Hà Tiên. Tên gọi của hòn Phụ Tử gắn liền với một truyền thuyết đầy cảm động về tình cha con.Theo lời kể được truyền lại qua nhiều đời, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn có hai cha con ngư dân. Đau xót trước tình cảnh thê lương của bà con, người cha quyết tâm tiêu diệt con quái vật.Nhưng con thuồng luồng quá mạnh, sức người thường không thể địch nổi. Sau khi tính hết kế, người cha liền tẩm thuốc độc vào mình rồi nằm sát mé biển. Như dự liệu, con ác vật lao đến ăn thịt ông rồi trúng độc và chết. Người con đi tìm cha, thấy xác cha thì ôm lấy khóc lóc thảm thiết.Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết theo. Sau đó trời nổi giông bão, mưa suốt nhiều ngày. Ở nơi hai cha con nằm xuống mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Người dân địa phương coi hòn to là cha và hòn nhỏ là con, gọi chung là hòn Phụ Tử...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm trên núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, hòn Trống Mái là một "kỳ quan" mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Thanh Hóa. Đây là một cụm gồm ba tảng, với hai tảng nhỏ hơn - được gọi là Trống và Mái - xếp chồng lên tảng lớn.
Phía sau những tảng đá này có một câu chuyện thần tiên được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Theo đó, một lần, một chàng trai đánh cá làng Trường Lệ tình cờ cứu sống một cô gái bị sóng biển xô vào bờ, hai người yêu nhau, rồi kết làm vợ chồng.
Cô gái vốn là tiên nữ nhà trời, vì mắc tội nên bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đi đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên nữ về trời. Nhưng nàng quyết ở lại với người chồng dưới trần thế, khiến Ngọc Hoàng tức giận, sai Thiên Lôi xuống hỏi tội.
Tuy nhiên, khi Thiên Lôi tới nơi hai người sinh sống thì chỉ thấy một bãi đá. Với tình yêu chung thuỷ, đôi vợ chồng trẻ đã biến thành đá để được vĩnh viễn bên nhau. Hòn đá lớn là người chồng, hòn đá nhỏ hơn là người vợ...
2. Nằm bên bờ vịnh Nha Trang, Hòn Chồng là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Tâm điểm của thắng cảnh này là một khối đá lớn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay khổng lồ. Quanh hình bàn tay này có rất nhiều huyền thoại được thêu dệt.
Một câu chuyện dân gian kể rằng, thuở xưa một ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại. Một tay ông cầm cần câu, tay kia tì vào tảng đá khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy.
Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm khiến ông dừng lại say sưa ngắm. Vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay hằn lên.
Ngoài ra còn chuyện về con thuyền của một đôi vợ chồng trẻ bị sóng đánh dạt vào vách đá mà vỡ tung. Người chống một tay dìu vợ, một tay anh cố bám vào vách đá. Vách đá đổ ào và nhấn chìm cả hai… Từ truyền thuyết này mà ở bãi đá Hòn Chồng còn một cụm đá được gọi là Hòn Vợ.
3. Nằm ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hòn Phụ Tử là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Hà Tiên. Tên gọi của hòn Phụ Tử gắn liền với một truyền thuyết đầy cảm động về tình cha con.
Theo lời kể được truyền lại qua nhiều đời, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn có hai cha con ngư dân. Đau xót trước tình cảnh thê lương của bà con, người cha quyết tâm tiêu diệt con quái vật.
Nhưng con thuồng luồng quá mạnh, sức người thường không thể địch nổi. Sau khi tính hết kế, người cha liền tẩm thuốc độc vào mình rồi nằm sát mé biển. Như dự liệu, con ác vật lao đến ăn thịt ông rồi trúng độc và chết. Người con đi tìm cha, thấy xác cha thì ôm lấy khóc lóc thảm thiết.
Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết theo. Sau đó trời nổi giông bão, mưa suốt nhiều ngày. Ở nơi hai cha con nằm xuống mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Người dân địa phương coi hòn to là cha và hòn nhỏ là con, gọi chung là hòn Phụ Tử...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.