Tôn Điện Anh là tên trộm mộ khét tiếng lịch sử Trung Quốc khi cả gan xâm phạm Thanh Đông Lăng. Đây là nơi chôn cất 5 hoàng đế: Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh.Lợi dụng việc giữ chức tư lệnh một quân đoàn dưới trướng Tưởng Giới Thạch, tháng 7/1928, Tôn Điện Anh lấy cớ diễn tập quân sự, dẫn quân vào Thanh Đông Lăng. Tôn Điện Anh cho quân lính vây kín khu vực lăng mộ, cấm người ngoài tiếp cận để có thể chiếm đoạt số bảo vật được mai táng cùng bậc đế vương và hậu cung.Theo đó, Tôn Điện Anh và đồng bọn càn quét kinh hoàng nhất là ở Thanh Dụ lăng của hoàng đế Càn Long. Nhóm trộm mộ liều lĩnh dùng thuốc nổ để mở đường vào bên trong cướp cổ vật. Chúng lấy toàn bộ những cổ vật bằng vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, kiếm cổ giá trị, bao gồm cả thanh Cửu Long bảo kiếm của hoàng đế Càn Long.Là kẻ ít học nên Tôn Điện Anh và đồng bọn không hiểu được giá trị của nhiều bảo vật trong lăng mộ. Vì vậy, trong số những món đồ bỏ lại, nhóm trộm mộ khét tiếng này đã bỏ lỡ một cổ vật cực giá trị. Đó chính là tấm vải niệm bọc quanh thi hài hoàng đế Càn Long.Tôn Điện Anh chỉ gỡ những châu báu gắn trên tấm vải niệm rồi vứt bỏ món đồ này xuống đất mà không hay biết tấm vải đó không hề tầm thường. Cụ thể, một người đàn ông họ Tần mua được tấm vải niệm trên trong một cuộc đấu giá với số tiền 90.000 Nhân dân tệ. Ông mua được giá thấp như vậy vì nhiều nhà sưu tầm đồ cổ không hứng thú và cho rằng đó chỉ là tấm áo cà sa không mấy tên tuổi.Khi sở hữu tấm vải niệm đó, người đàn ông họ Tần tỉ mỉ điều tra nguồn gốc của nó. Nhờ vậy, ông phát hiện nó được dùng để bọc quanh thi hài hoàng đế Càn Long khi chôn cất. Ngoài 2 lớp bên ngoài, tấm vải niệm bọc thi hài vua Càn Long còn có lớp ở giữa mà chỉ người đàn ông họ Tần phát hiện khi cẩn thận tháo món đồ cổ này ra.Người đàn ông họ Tần vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ở bên trong tấm vải niệm là một tấm chăn thêu kinh Đà La. Đây là món đồ thường được dùng để tùy táng cùng vua chúa và thành viên hoàng tộc nhà Thanh.Những dòng chữ kinh Đà La và hình vẽ được thêu bằng chỉ vàng vô cùng giá trị. Tương truyền, sau khi qua đời, người nào được đắp tấm chăn thêu kinh Đà La thì mọi tội lỗi, nghiệp trướng đã gây ra khi còn sống sẽ được gột tẩy. Họ sẽ không bị đày xuống địa ngục mà được đến miền cực lạc hưởng cuộc sống thanh bình.Biết được giá trị của tấm vải niệm bọc thi hài hoàng đế Càn Long, năm 2018, người đàn ông họ Tần đem bán đấu giá và nhận được khoản tiền 65,5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 231 tỷ VND). Người mua khi ấy là một phụ nữ giấu tên.Hai năm sau, cổ vật quý giá mà Tôn Điện Anh bỏ lại trong mộ Càn Long tiếp tục được đem bán đấu giá. Lần này, nó được bán với số tiền lên đến 130 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460 tỷ đồng). Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THDT.
Tôn Điện Anh là tên trộm mộ khét tiếng lịch sử Trung Quốc khi cả gan xâm phạm Thanh Đông Lăng. Đây là nơi chôn cất 5 hoàng đế: Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh.
Lợi dụng việc giữ chức tư lệnh một quân đoàn dưới trướng Tưởng Giới Thạch, tháng 7/1928, Tôn Điện Anh lấy cớ diễn tập quân sự, dẫn quân vào Thanh Đông Lăng. Tôn Điện Anh cho quân lính vây kín khu vực lăng mộ, cấm người ngoài tiếp cận để có thể chiếm đoạt số bảo vật được mai táng cùng bậc đế vương và hậu cung.
Theo đó, Tôn Điện Anh và đồng bọn càn quét kinh hoàng nhất là ở Thanh Dụ lăng của hoàng đế Càn Long. Nhóm trộm mộ liều lĩnh dùng thuốc nổ để mở đường vào bên trong cướp cổ vật. Chúng lấy toàn bộ những cổ vật bằng vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, kiếm cổ giá trị, bao gồm cả thanh Cửu Long bảo kiếm của hoàng đế Càn Long.
Là kẻ ít học nên Tôn Điện Anh và đồng bọn không hiểu được giá trị của nhiều bảo vật trong lăng mộ. Vì vậy, trong số những món đồ bỏ lại, nhóm trộm mộ khét tiếng này đã bỏ lỡ một cổ vật cực giá trị. Đó chính là tấm vải niệm bọc quanh thi hài hoàng đế Càn Long.
Tôn Điện Anh chỉ gỡ những châu báu gắn trên tấm vải niệm rồi vứt bỏ món đồ này xuống đất mà không hay biết tấm vải đó không hề tầm thường. Cụ thể, một người đàn ông họ Tần mua được tấm vải niệm trên trong một cuộc đấu giá với số tiền 90.000 Nhân dân tệ. Ông mua được giá thấp như vậy vì nhiều nhà sưu tầm đồ cổ không hứng thú và cho rằng đó chỉ là tấm áo cà sa không mấy tên tuổi.
Khi sở hữu tấm vải niệm đó, người đàn ông họ Tần tỉ mỉ điều tra nguồn gốc của nó. Nhờ vậy, ông phát hiện nó được dùng để bọc quanh thi hài hoàng đế Càn Long khi chôn cất. Ngoài 2 lớp bên ngoài, tấm vải niệm bọc thi hài vua Càn Long còn có lớp ở giữa mà chỉ người đàn ông họ Tần phát hiện khi cẩn thận tháo món đồ cổ này ra.
Người đàn ông họ Tần vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ở bên trong tấm vải niệm là một tấm chăn thêu kinh Đà La. Đây là món đồ thường được dùng để tùy táng cùng vua chúa và thành viên hoàng tộc nhà Thanh.
Những dòng chữ kinh Đà La và hình vẽ được thêu bằng chỉ vàng vô cùng giá trị. Tương truyền, sau khi qua đời, người nào được đắp tấm chăn thêu kinh Đà La thì mọi tội lỗi, nghiệp trướng đã gây ra khi còn sống sẽ được gột tẩy. Họ sẽ không bị đày xuống địa ngục mà được đến miền cực lạc hưởng cuộc sống thanh bình.
Biết được giá trị của tấm vải niệm bọc thi hài hoàng đế Càn Long, năm 2018, người đàn ông họ Tần đem bán đấu giá và nhận được khoản tiền 65,5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 231 tỷ VND). Người mua khi ấy là một phụ nữ giấu tên.
Hai năm sau, cổ vật quý giá mà Tôn Điện Anh bỏ lại trong mộ Càn Long tiếp tục được đem bán đấu giá. Lần này, nó được bán với số tiền lên đến 130 triệu Nhân dân tệ (khoảng 460 tỷ đồng).
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THDT.