Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng lịch sử. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới khảo cổ nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của bà hoàng Ai Cập cổ đại.Theo các truyền thuyết, Nữ hoàng Cleopatra đã tự sát sau khi người tình - thống chế La Mã Mark Antony tự kết liễu vì bại trận vào năm 30 trước Công nguyên.Tương truyền, Nữ hoàng Cleopatra và người tình Mark Antony được chôn cất trong cùng một lăng mộ nhưng không mô tả chi tiết vị trí. Vì vậy, giới khảo cổ gặp khó khăn trong việc xác định nơi chôn cất cặp đôi quyền lực này.Một số nhà khảo cổ cho rằng, lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra có thể nằm trong Đền Osiris ở thành phố cổ Taposiris Magna. Theo đó, một số cuộc khai quật đã được tiến hành tại địa điểm khảo cổ này. Tuy nhiên, đến nay, giới khảo cổ vẫn chưa tìm ra nơi an nghỉ ngàn thu của bà hoàng Ai Cập.Thành Cát Tư Hãn là nhà sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục xuất chúng nhất lịch sử cổ đại. Ông đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được vùng đất rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương đến Ukraine.Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời với nguyên nhân vẫn là bí ẩn lớn. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông dặn dò con cháu và các tướng lĩnh chôn cất ông ở vị trí bí mật để không kẻ nào có thể quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu của ông.Theo một số ghi chép, vào ngày đưa tang, binh sĩ Mông Cổ đã giết toàn bộ những người gặp trên đường. Sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn trong lăng mộ sâu trong lòng đất, 1.000 con ngựa chạy phía trên để xóa bỏ mọi dấu vết còn sót lại. Thậm chí, những binh sĩ đưa tang sau đó cũng tự sát. Chỉ một số tướng lĩnh cấp cao còn sống trở về sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn. Những người này đều giữ kín thông tin đến lúc chết.Vì vậy, sau gần 8 thế kỷ, các nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ vẫn chưa tìm ra vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Một số người cho rằng, ông có thể được chôn cất tại tỉnh Khentii phía đông Mông Cổ, nơi ông sinh ra. Burkhan Khaldun - ngọn núi thiêng ở Khenti là địa điểm được nghi ngờ nhiều nhất nhưng đến nay vẫn chưa thể chứng thực.Lăng mộ của Gia Cát Lượng - Thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam quốc cũng là một bí ẩn lớn. Ông là nhà chính trị, chỉ huy quân sự và là nhà phát minh xuất chúng. Khổng Minh được ca ngợi có trí tuệ vượt trội, liệu sự như thần, đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc.Vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 53 tuổi. Theo di nguyện của Khổng Minh, ông muốn sau khi chết được chôn cất trong ngôi mộ đơn giản tại núi Định Quân. Ngọn núi thuộc thành phố Hán Trung ngày nay nằm ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Tương truyền, trước khi qua đời, Gia Cát Lượng để lại lời trăn trối cho Lưu Thiện và căn dặn, sau khi ông chết hãy cử tráng sĩ hãy khiêng quan tài về Hán Trung. Khi dây thừng đứt ở đâu sẽ đặt mộ tại đó. Tuy nhiên, 4 tráng sĩ được Lưu Thiện cử đi đã chôn cất Khổng Minh sau 4 ngày đi đường vì quá mệt mỏi khi dây thừng mãi chưa đứt cũng như muốn sớm trở về nhà. Sau đó, họ trở về báo với Lưu Thiện đã hoàn thành nhiệm vụ.Do những người này về sớm hơn dự kiến nên Lưu Thiện nghi ngờ. Vậy nên, ông cho người tra khảo các tráng sĩ và biết được sự thật. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện xử trảm 4 người trên. Kể từ đó, không ai rõ mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu. Dù các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhưng vẫn chưa tìm ra nơi chôn cất Khổng Minh.Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.
Nữ hoàng Cleopatra là một trong những nhân vật nổi tiếng lịch sử. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, giới khảo cổ nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của bà hoàng Ai Cập cổ đại.
Theo các truyền thuyết, Nữ hoàng Cleopatra đã tự sát sau khi người tình - thống chế La Mã Mark Antony tự kết liễu vì bại trận vào năm 30 trước Công nguyên.
Tương truyền, Nữ hoàng Cleopatra và người tình Mark Antony được chôn cất trong cùng một lăng mộ nhưng không mô tả chi tiết vị trí. Vì vậy, giới khảo cổ gặp khó khăn trong việc xác định nơi chôn cất cặp đôi quyền lực này.
Một số nhà khảo cổ cho rằng, lăng mộ của Nữ hoàng Cleopatra có thể nằm trong Đền Osiris ở thành phố cổ Taposiris Magna. Theo đó, một số cuộc khai quật đã được tiến hành tại địa điểm khảo cổ này. Tuy nhiên, đến nay, giới khảo cổ vẫn chưa tìm ra nơi an nghỉ ngàn thu của bà hoàng Ai Cập.
Thành Cát Tư Hãn là nhà sáng lập đế chế Mông Cổ và là một trong những nhà chinh phục xuất chúng nhất lịch sử cổ đại. Ông đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được vùng đất rộng lớn trải dài từ Thái Bình Dương đến Ukraine.
Vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời với nguyên nhân vẫn là bí ẩn lớn. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông dặn dò con cháu và các tướng lĩnh chôn cất ông ở vị trí bí mật để không kẻ nào có thể quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu của ông.
Theo một số ghi chép, vào ngày đưa tang, binh sĩ Mông Cổ đã giết toàn bộ những người gặp trên đường. Sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn trong lăng mộ sâu trong lòng đất, 1.000 con ngựa chạy phía trên để xóa bỏ mọi dấu vết còn sót lại. Thậm chí, những binh sĩ đưa tang sau đó cũng tự sát. Chỉ một số tướng lĩnh cấp cao còn sống trở về sau khi chôn cất Thành Cát Tư Hãn. Những người này đều giữ kín thông tin đến lúc chết.
Vì vậy, sau gần 8 thế kỷ, các nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ vẫn chưa tìm ra vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn. Một số người cho rằng, ông có thể được chôn cất tại tỉnh Khentii phía đông Mông Cổ, nơi ông sinh ra. Burkhan Khaldun - ngọn núi thiêng ở Khenti là địa điểm được nghi ngờ nhiều nhất nhưng đến nay vẫn chưa thể chứng thực.
Lăng mộ của Gia Cát Lượng - Thừa tướng nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam quốc cũng là một bí ẩn lớn. Ông là nhà chính trị, chỉ huy quân sự và là nhà phát minh xuất chúng. Khổng Minh được ca ngợi có trí tuệ vượt trội, liệu sự như thần, đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam Quốc.
Vào năm 234, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 53 tuổi. Theo di nguyện của Khổng Minh, ông muốn sau khi chết được chôn cất trong ngôi mộ đơn giản tại núi Định Quân. Ngọn núi thuộc thành phố Hán Trung ngày nay nằm ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Tương truyền, trước khi qua đời, Gia Cát Lượng để lại lời trăn trối cho Lưu Thiện và căn dặn, sau khi ông chết hãy cử tráng sĩ hãy khiêng quan tài về Hán Trung. Khi dây thừng đứt ở đâu sẽ đặt mộ tại đó. Tuy nhiên, 4 tráng sĩ được Lưu Thiện cử đi đã chôn cất Khổng Minh sau 4 ngày đi đường vì quá mệt mỏi khi dây thừng mãi chưa đứt cũng như muốn sớm trở về nhà. Sau đó, họ trở về báo với Lưu Thiện đã hoàn thành nhiệm vụ.
Do những người này về sớm hơn dự kiến nên Lưu Thiện nghi ngờ. Vậy nên, ông cho người tra khảo các tráng sĩ và biết được sự thật. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện xử trảm 4 người trên. Kể từ đó, không ai rõ mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu. Dù các nhà khảo cổ Trung Quốc đã thực hiện nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhưng vẫn chưa tìm ra nơi chôn cất Khổng Minh.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.