1. Tượng khổng lồ ở Ai Cập. Khảo cổ học năm 2017 ghi dấu sự trở lại của Ai Cập sau nhiều năm bất ổn của đất nước này. Khám phá nổi bật ở xứ sở Kim tự tháp là các phần khác nhau của một bức tượng có chiều cao lên đến 9m, có thể là tượng của vua Ramses Đại đế. Đây được coi là bức tượng thời kỳ cuối lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập.
2. Giải mã bí ẩn tàu ngầm Hunley. Trong cuộc nội chiến Mỹ, tàu ngầm Hunley của Liên minh miền Nam đã trở thành tàu ngầm chiến đấu đầu tiên bị chìm trên biển. Xác tàu được phát hiện vào năm 1995 và trục vớt vào năm 2000. Nhưng phải đến năm 2017, nguyên nhân khiến tàu chìm mới được xác định, đó là một vụ nổ ngư lôi trên tàu. 3. Khám phá mới về đảo Phục Sinh. Đảo Phục Sinh (Chile) nổi tiếng với các bức tượng Moai khổng lồ. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh trên đảo đã biến mất do chiến tranh bộ lạc và cạn kiệt tài nguyên. Tuy vậy, một nghiên cứu năm 2017 đã bác bỏ giả thuyết này khi cho rằng các cuộc tấn công để bắt nô lệ và dịch bệnh do người châu Âu mang tới là nguyên nhân chính khiến đảo Phục Sinh suy tàn. 4. Tìm thấy đền Artemis ở đảo Euboea. Sau hơn 100 năm tìm kiếm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tàn tích ngôi đền thờ thần Artemis trên hòn đảo Euboea của Hy Lạp, gần thị trấn ven biển Amarynthos. Cuộc tìm kiếm này đã kéo dài hơn một thế kỷ do sự khó khăn trong việc giải mã các chứng cứ mơ hồ mà người xưa để lại.
5. Những khám phá mới tại xác tàu Antikythera. Antikythera là một con tàu thời La Mã được đặt tên do vị trí chìm nằm gần đảo Antikythera của Hy Lạp. Con tàu này được phát hiện năm 1900 và đã trải qua nhiều cuộc khai quật. Trong đợt khai quật khảo cổ 2017, nhiều hiện vật lý thú đã được phát hiện, đáng chú ý là cánh tay của một bức tượng đồng lớn. 6. Tìm thấy khu định cư cổ ở Canada. Từ trước đến nay, lịch sử định cư của cư dân Bắc Mỹ thời cổ đại luôn là thách thức lớn với các nhà nghiên cứu. Việc phát hiện ra một khu định cư hơn 10.000 năm tuổi tại đảo Triquet ngoài khơi bờ biển British Columbia, Canada là một bước tiến lớn cho công cuộc nghiên cứu này. 7. Phát hiện nữ chiến binh Viking đầu tiên. Những năm 1880, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một ngôi mộ lớn chứa nhiều vũ khí, áo giáp của một chiến binh Viking ở đảo Bjorko, Thụy Điển. Các giám định ADN năm 2017 cho thấy người nằm dưới mộ là phụ nữ. Điều này đã đảo lộn quan niệm truyền thống cho rằng chiến binh Viking luôn là đàn ông. 8. Thành phố đã mất của Alexander Đại Đế. Từ các hình ảnh thu được qua camera bay, các nhà khảo cổ đã xác định được vị trí Qalatga Darband, một thành phố do Alexander Đại đế thành lập nằm vùng Kurdistan của Iraq ngày nay. Theo sử sách, thành phố này được thành lập khoảng cuối thế kỷ 4 TCN, suy tàn trong vài thế kỷ sau đó và bị lãng quên cho đến nay. 9. Khám phá mới về lịch sử nghiên cứu nhật thực. Một công trình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho thấy, các ghi chép về hiện tượng nhật thực cố xưa nhất từng được thực hiện vào ngày 30/10 năm 1207 TCN. Nhận định này được đưa ra từ việc phân tích các tài liệu cổ liên quan đến Ai Cập cổ đại.
10. Phát hiện hệ thống dẫn nước của La Mã khi đào hầm. Khi đào hầm của một tuyến Metro mới của thủ đô Roma, Italia, các công nhân đã phát hiện ra một phần của hệ thống dẫn nước khổng lồ người La Mã cổ đã xây dựng ở thành phố này. Đoạn đường dẫn mới phát hiện dài 32 m và cao 2 m.Mời độc giả xem video: Các sự thật bất ngờ về Kim tự tháp Ai Cập.
1. Tượng khổng lồ ở Ai Cập. Khảo cổ học năm 2017 ghi dấu sự trở lại của Ai Cập sau nhiều năm bất ổn của đất nước này. Khám phá nổi bật ở xứ sở Kim tự tháp là các phần khác nhau của một bức tượng có chiều cao lên đến 9m, có thể là tượng của vua Ramses Đại đế. Đây được coi là bức tượng thời kỳ cuối lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập.
2. Giải mã bí ẩn tàu ngầm Hunley. Trong cuộc nội chiến Mỹ, tàu ngầm Hunley của Liên minh miền Nam đã trở thành tàu ngầm chiến đấu đầu tiên bị chìm trên biển. Xác tàu được phát hiện vào năm 1995 và trục vớt vào năm 2000. Nhưng phải đến năm 2017, nguyên nhân khiến tàu chìm mới được xác định, đó là một vụ nổ ngư lôi trên tàu.
3. Khám phá mới về đảo Phục Sinh. Đảo Phục Sinh (Chile) nổi tiếng với các bức tượng Moai khổng lồ. Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh trên đảo đã biến mất do chiến tranh bộ lạc và cạn kiệt tài nguyên. Tuy vậy, một nghiên cứu năm 2017 đã bác bỏ giả thuyết này khi cho rằng các cuộc tấn công để bắt nô lệ và dịch bệnh do người châu Âu mang tới là nguyên nhân chính khiến đảo Phục Sinh suy tàn.
4. Tìm thấy đền Artemis ở đảo Euboea. Sau hơn 100 năm tìm kiếm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tàn tích ngôi đền thờ thần Artemis trên hòn đảo Euboea của Hy Lạp, gần thị trấn ven biển Amarynthos. Cuộc tìm kiếm này đã kéo dài hơn một thế kỷ do sự khó khăn trong việc giải mã các chứng cứ mơ hồ mà người xưa để lại.
5. Những khám phá mới tại xác tàu Antikythera. Antikythera là một con tàu thời La Mã được đặt tên do vị trí chìm nằm gần đảo Antikythera của Hy Lạp. Con tàu này được phát hiện năm 1900 và đã trải qua nhiều cuộc khai quật. Trong đợt khai quật khảo cổ 2017, nhiều hiện vật lý thú đã được phát hiện, đáng chú ý là cánh tay của một bức tượng đồng lớn.
6. Tìm thấy khu định cư cổ ở Canada. Từ trước đến nay, lịch sử định cư của cư dân Bắc Mỹ thời cổ đại luôn là thách thức lớn với các nhà nghiên cứu. Việc phát hiện ra một khu định cư hơn 10.000 năm tuổi tại đảo Triquet ngoài khơi bờ biển British Columbia, Canada là một bước tiến lớn cho công cuộc nghiên cứu này.
7. Phát hiện nữ chiến binh Viking đầu tiên. Những năm 1880, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một ngôi mộ lớn chứa nhiều vũ khí, áo giáp của một chiến binh Viking ở đảo Bjorko, Thụy Điển. Các giám định ADN năm 2017 cho thấy người nằm dưới mộ là phụ nữ. Điều này đã đảo lộn quan niệm truyền thống cho rằng chiến binh Viking luôn là đàn ông.
8. Thành phố đã mất của Alexander Đại Đế. Từ các hình ảnh thu được qua camera bay, các nhà khảo cổ đã xác định được vị trí Qalatga Darband, một thành phố do Alexander Đại đế thành lập nằm vùng Kurdistan của Iraq ngày nay. Theo sử sách, thành phố này được thành lập khoảng cuối thế kỷ 4 TCN, suy tàn trong vài thế kỷ sau đó và bị lãng quên cho đến nay.
9. Khám phá mới về lịch sử nghiên cứu nhật thực. Một công trình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho thấy, các ghi chép về hiện tượng nhật thực cố xưa nhất từng được thực hiện vào ngày 30/10 năm 1207 TCN. Nhận định này được đưa ra từ việc phân tích các tài liệu cổ liên quan đến Ai Cập cổ đại.
10. Phát hiện hệ thống dẫn nước của La Mã khi đào hầm. Khi đào hầm của một tuyến Metro mới của thủ đô Roma, Italia, các công nhân đã phát hiện ra một phần của hệ thống dẫn nước khổng lồ người La Mã cổ đã xây dựng ở thành phố này. Đoạn đường dẫn mới phát hiện dài 32 m và cao 2 m.
Mời độc giả xem video: Các sự thật bất ngờ về Kim tự tháp Ai Cập.