Xác ướp "Người đá Ötzi" - một trong những xác ướp được bảo quản tự nhiên nhất được các chuyên gia phát hiện có tới 57 hình xăm khác nhau trên các xác ướp, bao gồm dấu chấm, thánh giá nhỏ, và đường thẳng. Những hình xăm này được tìm thấy tương ứng với các khu vực thoái hóa và được cho là có chức năng trị bệnh. Quá trình xăm mình của người xưa vô cùng đau đớn. Cụ thể, một giả thuyết cho rằng các thầy thuốc chữa bệnh theo lối cổ đã tạo các vết rạch trên da ở khu vực bị đau, đắp dược liệu lên vết thương và sau đó đốt nó bằng một dụng cụ kim loại hơ nóng. Sau khi dược liệu hóa than ngấm vào các vết sẹo thì tạo thành hình xăm.Các nhà khảo cổ đã khai quật được một số dụng cụ ở Pháp, Bồ Đào Nha, và Scandinavia được cho là để sử dụng để xăm mình. Những hiện vật này có niên đại ít nhất 12.000 năm tuổi.Hình xăm (tattoo trong tiếng Anh) được cho là bắt nguồn từ "tatau" hoặc "tatu" của người Polynesia, có nghĩa là "đánh dấu một cái gì đó".Vào thời xưa, để xóa hình xăm, người ta sử dụng phân chim bồ câu trộn với giấm rồi đắp lên chỗ hình xăm trong thời gian dài.Với tiến bộ của khoa học và công nghệ, xóa hình xăm có thể được thực hiện dễ dàng và phổ biến bằng cách sử dụng tia laser.Người Hy Lạp đã học kỹ thuật xăm hình từ người Ba Tư và sử dụng chúng để đánh dấu những nô lệ và tội phạm trong trường hợp những người này bỏ trốn để có thể dễ dàng phát hiện họ là ai.Trong khi đó, người La Mã cổ đại học kỹ thuật xăm hình từ người Hy Lạp. Theo đó, người La Mã cũng xăm hình cho tầng lớp nô lệ và những hình xăm đó được xăm lên trán của họ.Caligula là một trong những hoàng đế tàn ác, có sở thích kỳ quái nhất La Mã cổ đại. Theo đó, ông hoàng này có sở thích bắt các thành viên của tòa án xăm hình lên cơ thể mỗi khi nổi hứng.Năm 787, Giáo hoàng Hadrian I cấm xăm hình lên bất cứ đối tượng nào, kể cả tội phạm và các võ sĩ giác đấu. Do vậy, xăm hình chỉ phổ biến ở Tây Âu từ thế kỷ 19.Nhiều xác ướp Ai Cập cổ đại được tìm thấy có những hình xăm ở bụng, đùi và ngực. Trong đó, một xác ướp phụ nữ có những hình xăm nhỏ mô tả thần Bes - vị thần bảo hộ thai phụ. Do đó, một số hình xăm được coi là một hình thức bảo vệ trong khi mang thai và sinh con của phụ nữ.
Xác ướp "Người đá Ötzi" - một trong những xác ướp được bảo quản tự nhiên nhất được các chuyên gia phát hiện có tới 57 hình xăm khác nhau trên các xác ướp, bao gồm dấu chấm, thánh giá nhỏ, và đường thẳng. Những hình xăm này được tìm thấy tương ứng với các khu vực thoái hóa và được cho là có chức năng trị bệnh. Quá trình xăm mình của người xưa vô cùng đau đớn. Cụ thể, một giả thuyết cho rằng các thầy thuốc chữa bệnh theo lối cổ đã tạo các vết rạch trên da ở khu vực bị đau, đắp dược liệu lên vết thương và sau đó đốt nó bằng một dụng cụ kim loại hơ nóng. Sau khi dược liệu hóa than ngấm vào các vết sẹo thì tạo thành hình xăm.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một số dụng cụ ở Pháp, Bồ Đào Nha, và Scandinavia được cho là để sử dụng để xăm mình. Những hiện vật này có niên đại ít nhất 12.000 năm tuổi.
Hình xăm (tattoo trong tiếng Anh) được cho là bắt nguồn từ "tatau" hoặc "tatu" của người Polynesia, có nghĩa là "đánh dấu một cái gì đó".
Vào thời xưa, để xóa hình xăm, người ta sử dụng phân chim bồ câu trộn với giấm rồi đắp lên chỗ hình xăm trong thời gian dài.
Với tiến bộ của khoa học và công nghệ, xóa hình xăm có thể được thực hiện dễ dàng và phổ biến bằng cách sử dụng tia laser.
Người Hy Lạp đã học kỹ thuật xăm hình từ người Ba Tư và sử dụng chúng để đánh dấu những nô lệ và tội phạm trong trường hợp những người này bỏ trốn để có thể dễ dàng phát hiện họ là ai.
Trong khi đó, người La Mã cổ đại học kỹ thuật xăm hình từ người Hy Lạp. Theo đó, người La Mã cũng xăm hình cho tầng lớp nô lệ và những hình xăm đó được xăm lên trán của họ.
Caligula là một trong những hoàng đế tàn ác, có sở thích kỳ quái nhất La Mã cổ đại. Theo đó, ông hoàng này có sở thích bắt các thành viên của tòa án xăm hình lên cơ thể mỗi khi nổi hứng.
Năm 787, Giáo hoàng Hadrian I cấm xăm hình lên bất cứ đối tượng nào, kể cả tội phạm và các võ sĩ giác đấu. Do vậy, xăm hình chỉ phổ biến ở Tây Âu từ thế kỷ 19.
Nhiều xác ướp Ai Cập cổ đại được tìm thấy có những hình xăm ở bụng, đùi và ngực. Trong đó, một xác ướp phụ nữ có những hình xăm nhỏ mô tả thần Bes - vị thần bảo hộ thai phụ. Do đó, một số hình xăm được coi là một hình thức bảo vệ trong khi mang thai và sinh con của phụ nữ.