Khánh thành năm 2022, tháp Nghinh Phong nằm trên nút giao giữa đại lộ Nguyễn Hữu Thọ và đường Độc Lập, trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Với kiến trúc đồ sộ và độc đáo, tháp trở thành biểu tượng mới của mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh".Tháp Nghinh Phong gồm hai tòa tháp đặt cạnh nhau, một có chiều cao 35m, một cao 30m, với kiến trúc lấy cảm hứng từ ghềnh Đá Đĩa với những phiến đá lục giác xếp chồng lên nhau.Tháp tượng trưng cho huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ và câu chuyện "Trăm trứng trăm con". Dưới mỗi cột tháp là 50 phiến đá, đại diện cho 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng.Khe giữa hai tòa tháp là hai bức phù điêu liên hoàn, chạm khắc công phu lịch sử và văn hóa Phú Yên. Từ sự kiện vua Lê Thánh Tông đề thơ trên núi Thạch Bi tới khi Lương Văn Chánh khai phá mảnh đất Phú Yên, từ ngư dân ven biển tới đồng bào Chăm, rồi ghềnh Đá Đĩa, hải đăng Mũi Điện, và những chuyến tàu không số cập vịnh Vũng Rô, đàn đá, trống... tất cả được tái hiện sống động, khái quát cả chiều dài hình thành và phát triển đầy tự hào.Tháp có kết cấu bê tông cốt thép và được ốp đá granite bên ngoài, loại vật liệu có độ bền vĩnh cửu. Không chỉ độc đáo về kiến trúc, vật liệu, tháp Nghinh Phong với tên gọi có nghĩa là "đón gió" còn gây thích thú khi có thể "phát âm thanh", bởi tiếng gió đi qua khe hai tòa tháp. Những "bản nhạc gió" mang tới cảm xúc khác nhau, khiến người ta nhớ đến bài thơ "Nhớ máu" của Trần Mai Ninh: ...Ơ cái gió Tuy Hoà…/ Cái gió chuyên cần/ Và phóng túng/ Gió đi ngang, đi dọc/ Gió trẻ lại - lưng chừng/ Gió nghỉ/ Gió cười, gió reo lên lồng lộng...Chưa hết, tháp Nghinh Phong còn trở nên sống động vào bên đêm nhờ trang bị hệ thống chiếu sáng công nghệ cao. Hiệu ứng ánh sáng thay đổi liên tục biến nơi đây thành buổi trình diễn nghệ thuật đỉnh cao. Tháp Nghinh Phong không chỉ truyền tải thông điệp quá khứ mà còn mang hơi thở đương đại, đại diện cho con người Phú Yên mới sẵn sàng kiến tạo tương lai.Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi trăng nấn ná ở lại, lưu luyến trước khi nhường chỗ cho ánh bình minh ùa tới tháp Nghinh Phong.Hừng đông, tháp Nghinh Phong trở thành địa điểm yêu thích của người dân Tuy Hòa dậy sớm. Họ đến đây tập thể dục và đón ánh bình minh, sau đó bước vào ngày mới.Trong số đó, có cả các chân chạy của CLB Phú Yên Runners, những người đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho Tiền Phong Marathon lần thứ 65 được tổ chức tại Phú Yên năm 2024.Sự nhộn nhịp và bình yên nơi đây cũng thu hút đàn chim rời tổ, tắm nắng sớm dưới chân tháp Nghinh Phong."Quang cảnh Nghinh Phong đẹp quá trời/ Vươn dài dải cát mãi xa khơi/ Dòng xanh gió giỡn miệt mài chảy/ Sóng bạc mây vờn mê mải trôi". Những vần thơ của tác giả Thanh Thanh Khiết là sự khái quát hoàn hảo cho khung cảnh tuyệt vời của tháp Nghinh Phong.
Khánh thành năm 2022, tháp Nghinh Phong nằm trên nút giao giữa đại lộ Nguyễn Hữu Thọ và đường Độc Lập, trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Với kiến trúc đồ sộ và độc đáo, tháp trở thành biểu tượng mới của mảnh đất "hoa vàng trên cỏ xanh".
Tháp Nghinh Phong gồm hai tòa tháp đặt cạnh nhau, một có chiều cao 35m, một cao 30m, với kiến trúc lấy cảm hứng từ ghềnh Đá Đĩa với những phiến đá lục giác xếp chồng lên nhau.
Tháp tượng trưng cho huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ và câu chuyện "Trăm trứng trăm con". Dưới mỗi cột tháp là 50 phiến đá, đại diện cho 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng.
Khe giữa hai tòa tháp là hai bức phù điêu liên hoàn, chạm khắc công phu lịch sử và văn hóa Phú Yên. Từ sự kiện vua Lê Thánh Tông đề thơ trên núi Thạch Bi tới khi Lương Văn Chánh khai phá mảnh đất Phú Yên, từ ngư dân ven biển tới đồng bào Chăm, rồi ghềnh Đá Đĩa, hải đăng Mũi Điện, và những chuyến tàu không số cập vịnh Vũng Rô, đàn đá, trống... tất cả được tái hiện sống động, khái quát cả chiều dài hình thành và phát triển đầy tự hào.
Tháp có kết cấu bê tông cốt thép và được ốp đá granite bên ngoài, loại vật liệu có độ bền vĩnh cửu. Không chỉ độc đáo về kiến trúc, vật liệu, tháp Nghinh Phong với tên gọi có nghĩa là "đón gió" còn gây thích thú khi có thể "phát âm thanh", bởi tiếng gió đi qua khe hai tòa tháp. Những "bản nhạc gió" mang tới cảm xúc khác nhau, khiến người ta nhớ đến bài thơ "Nhớ máu" của Trần Mai Ninh: ...Ơ cái gió Tuy Hoà…/ Cái gió chuyên cần/ Và phóng túng/ Gió đi ngang, đi dọc/ Gió trẻ lại - lưng chừng/ Gió nghỉ/ Gió cười, gió reo lên lồng lộng...
Chưa hết, tháp Nghinh Phong còn trở nên sống động vào bên đêm nhờ trang bị hệ thống chiếu sáng công nghệ cao. Hiệu ứng ánh sáng thay đổi liên tục biến nơi đây thành buổi trình diễn nghệ thuật đỉnh cao. Tháp Nghinh Phong không chỉ truyền tải thông điệp quá khứ mà còn mang hơi thở đương đại, đại diện cho con người Phú Yên mới sẵn sàng kiến tạo tương lai.
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi trăng nấn ná ở lại, lưu luyến trước khi nhường chỗ cho ánh bình minh ùa tới tháp Nghinh Phong.
Hừng đông, tháp Nghinh Phong trở thành địa điểm yêu thích của người dân Tuy Hòa dậy sớm. Họ đến đây tập thể dục và đón ánh bình minh, sau đó bước vào ngày mới.
Trong số đó, có cả các chân chạy của CLB Phú Yên Runners, những người đang tích cực tập luyện, chuẩn bị cho Tiền Phong Marathon lần thứ 65 được tổ chức tại Phú Yên năm 2024.
Sự nhộn nhịp và bình yên nơi đây cũng thu hút đàn chim rời tổ, tắm nắng sớm dưới chân tháp Nghinh Phong.
"Quang cảnh Nghinh Phong đẹp quá trời/ Vươn dài dải cát mãi xa khơi/ Dòng xanh gió giỡn miệt mài chảy/ Sóng bạc mây vờn mê mải trôi". Những vần thơ của tác giả Thanh Thanh Khiết là sự khái quát hoàn hảo cho khung cảnh tuyệt vời của tháp Nghinh Phong.