Nằm ở phường 5, cách trung tâm Đà Lạt 3 km về phía Tây, sân bay Cam Ly là địa danh gắn một một giai đoạn lịch sử của thành phố trên cao nguyên Langbiang.Sân bay có diện tích trên trên 500.000m2, đường băng dài 1.390m với mặt bêtông nhựa, được xây dựng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam làm sân bay quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.Trong giai đoạn này, sân bay Cam Ly còn là một cơ sở sản xuất rau quan trọng cho quân đội Mỹ đóng ở Việt Nam.Sau năm 1975, sân bay Cam Ly trở thành sân bay của Học viện Lục quân, sau đó chuyển giao cho Cụm cảng hàng không miền Nam quản lý.Vào năm 1995, sân bay đã được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư tu sửa. Trong nhiều năm, sân bay này từng đưa đón khách giữa Sài Gòn và Đà Lạt đi về bằng máy bay cánh quạt dân dụng.Tuy nhiên do diện tích và chiều dài đường băng hạn chế, không thể nâng cấp để tiếp nhận các máy bay phản lực thương mại hiện đại nên hoạt động khai thác thương mại ở sân bay Cam Ly tỏ ra không hiệu quả.Sân bay đã chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang nhiều năm trước khi được Cục Hàng không Việt Nam bàn giao cho Quân chủng phòng không – không quân Bộ Quốc phòng cuối năm 2010.Theo đề án phát triển, sân bay Cam Ly sẽ được Bộ Quốc phòng đầu tư, sửa chữa, không chỉ để phục vụ các hoạt động về an ninh, quốc phòng mà còn được khai thác để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích của sân bay vẫn bị bỏ không.Các vườn ươm của nông dân Đà Lạt mọc lên khá nhiều trong phạm vi sân bay.Đường băng sân bay được sử dụng như đường giao thông của cư dân trong khu vực.Các bãi cỏ bên đường băng trở thành nơi chăn thả gia súc.Sân bay cũng trở thành điểm ghé thăm của nhiều du khách ưa khám phá khi đến Đà Lạt.
Nằm ở phường 5, cách trung tâm Đà Lạt 3 km về phía Tây, sân bay Cam Ly là địa danh gắn một một giai đoạn lịch sử của thành phố trên cao nguyên Langbiang.
Sân bay có diện tích trên trên 500.000m2, đường băng dài 1.390m với mặt bêtông nhựa, được xây dựng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam làm sân bay quân sự của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Trong giai đoạn này, sân bay Cam Ly còn là một cơ sở sản xuất rau quan trọng cho quân đội Mỹ đóng ở Việt Nam.
Sau năm 1975, sân bay Cam Ly trở thành sân bay của Học viện Lục quân, sau đó chuyển giao cho Cụm cảng hàng không miền Nam quản lý.
Vào năm 1995, sân bay đã được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư tu sửa. Trong nhiều năm, sân bay này từng đưa đón khách giữa Sài Gòn và Đà Lạt đi về bằng máy bay cánh quạt dân dụng.
Tuy nhiên do diện tích và chiều dài đường băng hạn chế, không thể nâng cấp để tiếp nhận các máy bay phản lực thương mại hiện đại nên hoạt động khai thác thương mại ở sân bay Cam Ly tỏ ra không hiệu quả.
Sân bay đã chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang nhiều năm trước khi được Cục Hàng không Việt Nam bàn giao cho Quân chủng phòng không – không quân Bộ Quốc phòng cuối năm 2010.
Theo đề án phát triển, sân bay Cam Ly sẽ được Bộ Quốc phòng đầu tư, sửa chữa, không chỉ để phục vụ các hoạt động về an ninh, quốc phòng mà còn được khai thác để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích của sân bay vẫn bị bỏ không.
Các vườn ươm của nông dân Đà Lạt mọc lên khá nhiều trong phạm vi sân bay.
Đường băng sân bay được sử dụng như đường giao thông của cư dân trong khu vực.
Các bãi cỏ bên đường băng trở thành nơi chăn thả gia súc.
Sân bay cũng trở thành điểm ghé thăm của nhiều du khách ưa khám phá khi đến Đà Lạt.