Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, nhà ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào 1938. Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km.Ga Đà Lạt do kiến trúc sư Revéron thiết kế, chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại với kinh phí bấy giờ là 200.000 France (tiền Pháp).Điểm đặc biệt của ga Đà Lạt là sở hữu đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.Điều đặc biệt nữa là đầu kéo cho hai đôi tàu này là đầu máy hơi nước chuyên dụng do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM (Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo.Không chỉ vậy, nhà ga Đà Lạt còn được thiết kế một cách duyên dáng kết hợp lối kiến trúc phương tây với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.Hình dáng của nhà ga Đà Lạt được thiết kế giống dáng núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5 m, chiều ngang 11,4 m và chiều cao 11 m.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang. Ở mái chóp giữa có trang trí thêm một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố Đà Lạt.Không gian bên trong ga Đà Lạt tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.Sau khi khánh thành, mỗi ngày trung bình có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt-Nha Trang và Đà Lạt-Sài Gòn. Nhờ có tuyến đường sắt này mà vật liệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận tạo ra sự bùng nổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935-1945.Cũng từ đây, các sản phẩm nông sản của xứ lạnh cũng tỏa khi khắp cả nước và ngược lại là các nông sản nhiệt đới cùng một lượng lớn khách du lịch. Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém.Khi tuyến đường sắt ngừng hoạt động, ngành đường sắt Thụy Sĩ ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Năm 1990, các đầu máy hơi nước đã được “hồi hương” về Thụy Sĩ.Năm 1991, nhà ga Đà Lạt bắt đầu khôi phục lại và đưa vào hoạt động nhằm khai thác du lịch phục vụ du khách mỗi khi đến Đà Lạt.Toàn bộ tuyến đường sắt mới này chỉ dài 7km phục vụ du khách thư giãn ngắm phong cảnh Đà Lạt hai bên đường ray. Để phục vụ du khách ngắm cảnh, tàu chỉ chạy với vận tốc 15km/h.Mời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24.
Tọa lạc ở con dốc đường Yersin, nhà ga Đà Lạt được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành vào 1938. Đây là tuyến đường sắt nối Phan Rang - Đà Lạt với độ dài 84 km.
Ga Đà Lạt do kiến trúc sư Revéron thiết kế, chịu ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại với kinh phí bấy giờ là 200.000 France (tiền Pháp).
Điểm đặc biệt của ga Đà Lạt là sở hữu đường ray và đầu máy răng cưa dài 16 km. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
Điều đặc biệt nữa là đầu kéo cho hai đôi tàu này là đầu máy hơi nước chuyên dụng do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM (Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo.
Không chỉ vậy, nhà ga Đà Lạt còn được thiết kế một cách duyên dáng kết hợp lối kiến trúc phương tây với kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Hình dáng của nhà ga Đà Lạt được thiết kế giống dáng núi Lang Biang hùng vĩ, có chiều dài 66,5 m, chiều ngang 11,4 m và chiều cao 11 m.
Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn hình tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang. Ở mái chóp giữa có trang trí thêm một chiếc đồng hồ ghi lại thời gian mà bác sĩ Yersin đã phát hiện ra thành phố Đà Lạt.
Không gian bên trong ga Đà Lạt tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.
Sau khi khánh thành, mỗi ngày trung bình có 2 đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt-Nha Trang và Đà Lạt-Sài Gòn. Nhờ có tuyến đường sắt này mà vật liệu xây dựng được chở lên Đà Lạt thuận tạo ra sự bùng nổ về xây dựng tại Đà Lạt giai đoạn 1935-1945.
Cũng từ đây, các sản phẩm nông sản của xứ lạnh cũng tỏa khi khắp cả nước và ngược lại là các nông sản nhiệt đới cùng một lượng lớn khách du lịch.
Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém.
Khi tuyến đường sắt ngừng hoạt động, ngành đường sắt Thụy Sĩ ngỏ ý thu mua lại tất cả các đầu máy chạy tuyến đường sắt răng cưa còn lại ở Việt Nam. Năm 1990, các đầu máy hơi nước đã được “hồi hương” về Thụy Sĩ.
Năm 1991, nhà ga Đà Lạt bắt đầu khôi phục lại và đưa vào hoạt động nhằm khai thác du lịch phục vụ du khách mỗi khi đến Đà Lạt.
Toàn bộ tuyến đường sắt mới này chỉ dài 7km phục vụ du khách thư giãn ngắm phong cảnh Đà Lạt hai bên đường ray. Để phục vụ du khách ngắm cảnh, tàu chỉ chạy với vận tốc 15km/h.
Mời độc giả xem video: Hương vị ngày tết Trung thu thập niên 70. Nguồn: VTV24.