Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm thường rơi vào đầu tháng 9 dương lịch. Tại Trung Quốc, ngày Tết Trung thu rơi vào cuối mùa Hè chứ không phải mùa Thu như một số quốc gia khác.Ngày Tết Trung thu (15/8 âm lịch) được cho là thời điểm Mặt trăng sẽ sáng nhất và tròn nhất. Ngày lễ này cũng được cho là có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cúng Mặt trăng.Đối với người Việt Nam, Mặt trăng là biểu tượng phồn sinh, gắn liền với phụ nữ do xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa.Trong khi đó, người Trung Quốc coi Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh sinh con đẻ cái của phụ nữ. Đặc biệt, người Choang ở Trung Quốc lưu truyền một truyền thuyết về Mặt trăng và Mặt trời khá thú vị đó là: Mặt trời và Mặt trăng là vợ chồng và các ngôi sao là con cái của họ. Mặt trăng là âm tính, chỉ về nữ giới và trở nên đẹp nhất, lộng lẫy nhất vào ngày Trung thu.Mỗi năm, người Trung Quốc thường cố gắng làm những chiếc bánh trung thu có kích thước lớn hơn năm trước để phá vỡ kỷ lục trước đó. Năm 2013, một chiếc bánh trung thu "không lồ" ở Thượng Hải gây sự chú ý lớn của công chúng và giới truyền thông khi nặng khoảng 2,5 tấn và có đường kính khoảng 2,5m.Vào thời cổ đại, Tết Trung thu ở Trung Quốc được coi là "ngày Valentine (ngày lễ Tình yêu) thứ hai". Vào ngày này, những nam thanh nữ tú còn độc thân thường cầu nguyện ông tơ bà nguyệt sẽ giúp họ tìm được ý trung nhân của mình và sớm kết hôn.Trăng tròn trong Tết Trung thu được coi là biểu tượng của sum họp nên cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, phá cỗ, ngắm trăng...Ở Trung Quốc, Tết Trung Thu có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ 8. Vào thời đó, trong dịp Tết Trung thu, mọi người thường chỉ uống rượu, ngắm trăng nên còn được gọi là Tết Ngắm Trăng.
Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm thường rơi vào đầu tháng 9 dương lịch. Tại Trung Quốc, ngày Tết Trung thu rơi vào cuối mùa Hè chứ không phải mùa Thu như một số quốc gia khác.
Ngày Tết Trung thu (15/8 âm lịch) được cho là thời điểm Mặt trăng sẽ sáng nhất và tròn nhất. Ngày lễ này cũng được cho là có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cúng Mặt trăng.
Đối với người Việt Nam, Mặt trăng là biểu tượng phồn sinh, gắn liền với phụ nữ do xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước từ xa xưa.
Trong khi đó, người Trung Quốc coi Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh sinh con đẻ cái của phụ nữ. Đặc biệt, người Choang ở Trung Quốc lưu truyền một truyền thuyết về Mặt trăng và Mặt trời khá thú vị đó là: Mặt trời và Mặt trăng là vợ chồng và các ngôi sao là con cái của họ. Mặt trăng là âm tính, chỉ về nữ giới và trở nên đẹp nhất, lộng lẫy nhất vào ngày Trung thu.
Mỗi năm, người Trung Quốc thường cố gắng làm những chiếc bánh trung thu có kích thước lớn hơn năm trước để phá vỡ kỷ lục trước đó. Năm 2013, một chiếc bánh trung thu "không lồ" ở Thượng Hải gây sự chú ý lớn của công chúng và giới truyền thông khi nặng khoảng 2,5 tấn và có đường kính khoảng 2,5m.
Vào thời cổ đại, Tết Trung thu ở Trung Quốc được coi là "ngày Valentine (ngày lễ Tình yêu) thứ hai". Vào ngày này, những nam thanh nữ tú còn độc thân thường cầu nguyện ông tơ bà nguyệt sẽ giúp họ tìm được ý trung nhân của mình và sớm kết hôn.
Trăng tròn trong Tết Trung thu được coi là biểu tượng của sum họp nên cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, phá cỗ, ngắm trăng...
Ở Trung Quốc, Tết Trung Thu có từ thời Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng), đầu thế kỷ 8. Vào thời đó, trong dịp Tết Trung thu, mọi người thường chỉ uống rượu, ngắm trăng nên còn được gọi là Tết Ngắm Trăng.