Ngày 6/8/1945, Mỹ khiến thế giới chấn động khi ném quả bom hạt nhân đầu tiên xuống Hiroshima, Nhật Bản với sức công phá tương đương 20.000 tấn TNT. Vụ nổ bom nguyên tử này phá hủy hầu hết thành phố và khiến khoảng 130.000 người thiệt mạng.3 ngày sau, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki khiến khoảng 60.000 - 70.000 người tử vong ngay lập tức.Với 2 vụ nổ bom nguyên tử trên, Mỹ phô diễn với thế giới sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân đồng thời là quốc gia đầu tiên sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này. Kể từ đó cho đến nay, vụ việc trên là lần đầu tiên và duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng để tấn công một quốc gia.Sau Mỹ, một số quốc gia bước vào cuộc chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vũ khí hạt nhân với quy mô lớn. Theo Liên Hiệp Quốc, ngoài Mỹ còn có 8 nước khác hiện sở hữu vũ khí hạt nhân gồm: Nga, Anh, Pháp, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên.Những quốc gia trên đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân ở một số bãi thử trên khắp thế giới. Trong đó, những vụ thử vũ khí nguyên tử ngày càng nguy hiểm hơn khi chúng được thiết kế có sức công phá ngày càng lớn.Điển hình là việc Liên Xô tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.Khi ấy, Liên Xô cho kích nổ Bom Sa hoàng có sức công phá tương đương 57 megaton TNT. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra một cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy lên tới 900 km.Theo các chuyên gia, sức công phá của bom Sa hoàng mạnh gấp 3.800 lần quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.Một báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố năm 2018 cho thấy Nga và Mỹ là hai cường quốc vũ trang hạt nhân hàng đầu thế giới.Theo số liệu tính đến tháng 1/2018, số vũ khí hạt nhân mà Nga sở hữu là 6.850 trong khi của Mỹ là 6.450. Con số này ở Pháp là 300, Trung Quốc là 280, Anh là 215, Pakistan khoảng 140–150, Ấn Độ là 130–140, Israel là 80 và Triều Tiên từ 10–20.Mời quý độc giả xem video: Chương trình hạt nhân quan trọng thế nào với Triều Tiên (nguồn: VTC1).
Ngày 6/8/1945, Mỹ khiến thế giới chấn động khi ném quả bom hạt nhân đầu tiên xuống Hiroshima, Nhật Bản với sức công phá tương đương 20.000 tấn TNT. Vụ nổ bom nguyên tử này phá hủy hầu hết thành phố và khiến khoảng 130.000 người thiệt mạng.
3 ngày sau, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki khiến khoảng 60.000 - 70.000 người tử vong ngay lập tức.
Với 2 vụ nổ bom nguyên tử trên, Mỹ phô diễn với thế giới sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân đồng thời là quốc gia đầu tiên sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này. Kể từ đó cho đến nay, vụ việc trên là lần đầu tiên và duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng để tấn công một quốc gia.
Sau Mỹ, một số quốc gia bước vào cuộc chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vũ khí hạt nhân với quy mô lớn. Theo Liên Hiệp Quốc, ngoài Mỹ còn có 8 nước khác hiện sở hữu vũ khí hạt nhân gồm: Nga, Anh, Pháp, Israel, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên.
Những quốc gia trên đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân ở một số bãi thử trên khắp thế giới. Trong đó, những vụ thử vũ khí nguyên tử ngày càng nguy hiểm hơn khi chúng được thiết kế có sức công phá ngày càng lớn.
Điển hình là việc Liên Xô tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử nhân loại tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.
Khi ấy, Liên Xô cho kích nổ Bom Sa hoàng có sức công phá tương đương 57 megaton TNT. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra một cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy lên tới 900 km.
Theo các chuyên gia, sức công phá của bom Sa hoàng mạnh gấp 3.800 lần quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố năm 2018 cho thấy Nga và Mỹ là hai cường quốc vũ trang hạt nhân hàng đầu thế giới.
Theo số liệu tính đến tháng 1/2018, số vũ khí hạt nhân mà Nga sở hữu là 6.850 trong khi của Mỹ là 6.450. Con số này ở Pháp là 300, Trung Quốc là 280, Anh là 215, Pakistan khoảng 140–150, Ấn Độ là 130–140, Israel là 80 và Triều Tiên từ 10–20.
Mời quý độc giả xem video: Chương trình hạt nhân quan trọng thế nào với Triều Tiên (nguồn: VTC1).