Tiểu thuyết "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân ra mắt vào những năm 1590 được xem là một trong "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, nhân vật Tề Thiên Đại Thánh hay còn gọi Tôn Ngộ Không được nhiều thế hệ yêu thích.Ngoài nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) được giới sử gia tin rằng là nhân vật có thật thì Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới... đều không có thật.Thế nhưng, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện một ngôi mộ cổ có khắc 4 chữ "Tề Thiên Đại Thánh" vào những năm 1980. Phát hiện này khiến họ đặt ra câu hỏi liệu có phải Tôn Ngộ Không có thật và đây là nơi chôn cất của nhân vật nổi tiếng này.Để làm sáng tỏ bí ẩn này, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu bằng cách kiểm tra tỉ mỉ lăng mộ cổ được phát hiện trên đỉnh chính của núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.Theo các chuyên gia, ngôi mộ có niên đại khoảng 700 tuổi. Bên trong lăng mộ hợp táng có 2 tấm bia đá khắc chữ gồm: Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Lăng mộ của Thông Thiên Đại Thánh.Với diện tích khoảng 18 m2, lăng mộ được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Nhiều đồ tùy táng được tìm thấy bên trong lăng mộ, chủ yếu là các hiện vật liên quan đến khỉ như tượng thần khỉ. Ngoài ra còn có một cây gậy sắt dài hơn 7m.Đối chiếu với thời điểm tiểu thuyết "Tây Du Ký" ra mắt công chúng, các chuyên gia cho rằng có thể 2 người được chôn cất trong lăng mộ hợp táng trên là nguyên mẫu cho Ngô Thừa Ân xây dựng nên nhân vật Tề Thiên Đại Thánh.Căn cứ vào những cổ vật tìm thấy trong lăng mộ, các chuyên gia xác định 2 người được chôn cất là 2 anh em gồm: Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh. Hai người này sống dưới thời nhà Nguyên.Trong đó, Thông Thiên Đại Thánh cưới công chúa của Kim Đỉnh và có con với nhau.Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã toàn bộ bí ẩn về cuộc đời 2 anh em này cũng như xác định xem họ có phải nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không hay không.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Tiểu thuyết "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân ra mắt vào những năm 1590 được xem là một trong "Tứ đại danh tác" của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, nhân vật Tề Thiên Đại Thánh hay còn gọi Tôn Ngộ Không được nhiều thế hệ yêu thích.
Ngoài nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) được giới sử gia tin rằng là nhân vật có thật thì Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới... đều không có thật.
Thế nhưng, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện một ngôi mộ cổ có khắc 4 chữ "Tề Thiên Đại Thánh" vào những năm 1980. Phát hiện này khiến họ đặt ra câu hỏi liệu có phải Tôn Ngộ Không có thật và đây là nơi chôn cất của nhân vật nổi tiếng này.
Để làm sáng tỏ bí ẩn này, các chuyên gia đã vào cuộc tìm hiểu bằng cách kiểm tra tỉ mỉ lăng mộ cổ được phát hiện trên đỉnh chính của núi Bảo Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, ngôi mộ có niên đại khoảng 700 tuổi. Bên trong lăng mộ hợp táng có 2 tấm bia đá khắc chữ gồm: Lăng mộ của Tề Thiên Đại Thánh và Lăng mộ của Thông Thiên Đại Thánh.
Với diện tích khoảng 18 m2, lăng mộ được xây dựng vào cuối thời nhà Nguyên (1271- 1368). Nhiều đồ tùy táng được tìm thấy bên trong lăng mộ, chủ yếu là các hiện vật liên quan đến khỉ như tượng thần khỉ. Ngoài ra còn có một cây gậy sắt dài hơn 7m.
Đối chiếu với thời điểm tiểu thuyết "Tây Du Ký" ra mắt công chúng, các chuyên gia cho rằng có thể 2 người được chôn cất trong lăng mộ hợp táng trên là nguyên mẫu cho Ngô Thừa Ân xây dựng nên nhân vật Tề Thiên Đại Thánh.
Căn cứ vào những cổ vật tìm thấy trong lăng mộ, các chuyên gia xác định 2 người được chôn cất là 2 anh em gồm: Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh. Hai người này sống dưới thời nhà Nguyên.
Trong đó, Thông Thiên Đại Thánh cưới công chúa của Kim Đỉnh và có con với nhau.
Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã toàn bộ bí ẩn về cuộc đời 2 anh em này cũng như xác định xem họ có phải nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không hay không.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.