Ba thập kỷ đã trôi qua, nhưng " Tam Quốc Diễn Nghĩa" vẫn tồn tại đậm sâu trong ký ức của những người xem truyền hình. Cùng với "Tây Du Ký", "Hồng Lâu Mộng" hay "Thủy Hử", tác phẩm đồ sộ chuyển thể từ một trong "Tứ đại danh tác" đã được xếp vào hàng kinh điển.
Lên phim hoành tráng, sống động, nhưng ít ai biết, với kỹ thuật làm phim vẫn còn thô sơ ngày ấy, đoàn làm phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã phải trải qua vô vàn khó khăn gian khổ. Dù vậy, trong những khó khăn gian khổ đó lại ẩn chứa nhiều bí mật thú vị chưa từng bật mí.Trước hết, hãy cùng khám phá về nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng và cảnh quay "Mượn gió Đông" của ông trong phần đầu tiên "ngược dòng thời gian" về với các tác phẩm kinh điển một thời.Trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" 1994, diễn viên Đường Quốc Cường được lựa chọn vào vai Gia Cát Lượng. Cho đến nay, dù nhiều phiên bản Tam Quốc cũng như nhiều phiên bản Gia Cát Lượng được làm lại, nhưng vẫn rất ít người có thể "qua mặt" một trong bốn "Trung Hoa đại thụ" này. Năm chuẩn bị khởi quay "Tam Quốc" cũng là năm sự nghiệp của Đường Quốc Cường đang ở bờ vực thẳm. Ban đầu, đoàn làm phim đến tìm và muốn ông vào vai Chu Du - đối thủ của Gia Cát Lượng, đô đốc quân Ngô. Tuy nhiên, hóa trang kiểu gì cũng không thấy giống Chu Du. Thế là, nhà sản xuất quyết định để ông đóng Gia Cát Lương. Sóng gió lại nổi lên khi nhà sản xuất nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, thư từ, thậm chí gặp mặt trực tiếp chỉ để phản đối Đường Quốc Cường đóng Gia Cát Lượng. Người ta đều cho rằng, ông không hợp vai này một chút nào, đó là một sự lựa chọn sai lầm và nhất định sẽ thất bại.Chính vì thế, Đường Quốc Cường đóng phim trong sự phản đối của đám đông, áp lực lớn vô cùng. Bên cạnh đó, "thời gian biểu" của Gia Cát Lượng lại kín mít: 4 giờ sáng dậy hóa trang, 7 rưỡi sáng quay phân đoạn "Rời Bạch Đế Thành", xong lại quay tiếp "Ngọa Long phúng hiếu" đến "Khẩu chiến nho sĩ"... Đợi công việc hoàn tất đã bước sang 0 giờ hôm sau.Có lẽ, để lại ấn tượng đậm sâu nhất trong lòng Đườn Quốc Cường chính là khoảng thời gian quay phim ở Vân Nam, đất cằn sỏi đá, giao thông trắc trở.Ông nghỉ tại một nhà trọ xuề xòa trong một trấn nhỏ cách trường quay rất xa. Khi Tết đến, đạo diễn Vương Phú Lâm đến thăm cách diễn viên, đường không thuận lợi, bị ngập bùn sình, quần áo bẩn hết, chỉ còn lại vài cọng rau. Nhưng đêm hôm đó, mọi người cùng nhau quây quầy thắp nến, vất vả nhưng rất vui.Nói về cảnh phim "Mượn gió Đông", đây là cảnh khá quan trọng, làm nổi bật khả năng thần cơ diệu toán cùng trí tuệ của Gia Cát Khổng Minh. Cảnh "Mượn gió Đông" nằm ở tập 38 trong phim. Trường quay đặt tại Vô Tích. Lúc quay phim cũng là lúc trời rét đậm. Sương sớm bao phủ Thái hồ mờ ảo, nhiệt độ rút xuống dưới âm, gió thổi những lá cờ bay phấp phới.Đạo diễn, Đường Quốc Cường cùng hơn 120 diễn viên khác đóng vai đồng tử phải đứng im tại vị trí của mình rất lâu, đến mức suýt đóng băng. Đặc biệt, Đường Quốc Cường khi đó phải chân trần đóng phim, cái lạnh thấu buốt xương. Đóng cảnh "Mượn gió đông" xong, hai chân Đường Quốc Cường đông cứng, vừa sưng vừa đỏ.
Ba thập kỷ đã trôi qua, nhưng " Tam Quốc Diễn Nghĩa" vẫn tồn tại đậm sâu trong ký ức của những người xem truyền hình. Cùng với "Tây Du Ký", "Hồng Lâu Mộng" hay "Thủy Hử", tác phẩm đồ sộ chuyển thể từ một trong "Tứ đại danh tác" đã được xếp vào hàng kinh điển.
Lên phim hoành tráng, sống động, nhưng ít ai biết, với kỹ thuật làm phim vẫn còn thô sơ ngày ấy, đoàn làm phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa" đã phải trải qua vô vàn khó khăn gian khổ. Dù vậy, trong những khó khăn gian khổ đó lại ẩn chứa nhiều bí mật thú vị chưa từng bật mí.
Trước hết, hãy cùng khám phá về nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng và cảnh quay "Mượn gió Đông" của ông trong phần đầu tiên "ngược dòng thời gian" về với các tác phẩm kinh điển một thời.
Trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" 1994, diễn viên Đường Quốc Cường được lựa chọn vào vai Gia Cát Lượng. Cho đến nay, dù nhiều phiên bản Tam Quốc cũng như nhiều phiên bản Gia Cát Lượng được làm lại, nhưng vẫn rất ít người có thể "qua mặt" một trong bốn "Trung Hoa đại thụ" này.
Năm chuẩn bị khởi quay "Tam Quốc" cũng là năm sự nghiệp của Đường Quốc Cường đang ở bờ vực thẳm. Ban đầu, đoàn làm phim đến tìm và muốn ông vào vai Chu Du - đối thủ của Gia Cát Lượng, đô đốc quân Ngô. Tuy nhiên, hóa trang kiểu gì cũng không thấy giống Chu Du. Thế là, nhà sản xuất quyết định để ông đóng Gia Cát Lương.
Sóng gió lại nổi lên khi nhà sản xuất nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, thư từ, thậm chí gặp mặt trực tiếp chỉ để phản đối Đường Quốc Cường đóng Gia Cát Lượng. Người ta đều cho rằng, ông không hợp vai này một chút nào, đó là một sự lựa chọn sai lầm và nhất định sẽ thất bại.
Chính vì thế, Đường Quốc Cường đóng phim trong sự phản đối của đám đông, áp lực lớn vô cùng. Bên cạnh đó, "thời gian biểu" của Gia Cát Lượng lại kín mít: 4 giờ sáng dậy hóa trang, 7 rưỡi sáng quay phân đoạn "Rời Bạch Đế Thành", xong lại quay tiếp "Ngọa Long phúng hiếu" đến "Khẩu chiến nho sĩ"... Đợi công việc hoàn tất đã bước sang 0 giờ hôm sau.
Có lẽ, để lại ấn tượng đậm sâu nhất trong lòng Đườn Quốc Cường chính là khoảng thời gian quay phim ở Vân Nam, đất cằn sỏi đá, giao thông trắc trở.
Ông nghỉ tại một nhà trọ xuề xòa trong một trấn nhỏ cách trường quay rất xa. Khi Tết đến, đạo diễn Vương Phú Lâm đến thăm cách diễn viên, đường không thuận lợi, bị ngập bùn sình, quần áo bẩn hết, chỉ còn lại vài cọng rau. Nhưng đêm hôm đó, mọi người cùng nhau quây quầy thắp nến, vất vả nhưng rất vui.
Nói về cảnh phim "Mượn gió Đông", đây là cảnh khá quan trọng, làm nổi bật khả năng thần cơ diệu toán cùng trí tuệ của Gia Cát Khổng Minh. Cảnh "Mượn gió Đông" nằm ở tập 38 trong phim. Trường quay đặt tại Vô Tích. Lúc quay phim cũng là lúc trời rét đậm. Sương sớm bao phủ Thái hồ mờ ảo, nhiệt độ rút xuống dưới âm, gió thổi những lá cờ bay phấp phới.
Đạo diễn, Đường Quốc Cường cùng hơn 120 diễn viên khác đóng vai đồng tử phải đứng im tại vị trí của mình rất lâu, đến mức suýt đóng băng. Đặc biệt, Đường Quốc Cường khi đó phải chân trần đóng phim, cái lạnh thấu buốt xương. Đóng cảnh "Mượn gió đông" xong, hai chân Đường Quốc Cường đông cứng, vừa sưng vừa đỏ.