Vua Càn Long là hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh và trị vì đất nước trong hơn 60 năm. Ông được đánh giá là một trong những vị vua giỏi trị quốc nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khi đưa nhà Thanh vào thời kỳ cực thịnh.Sau khi qua đời, hoàng đế Càn Long được chôn cất trong Dụ Lăng. Là nơi yên nghỉ của bậ đế vương, ông hoàng này được mai táng cùng vô số vàng bạc, châu báu và nhiều cổ vật giá trị.Do vậy, Dụ Lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Vào tháng 7/1928, đám trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu đã lợi dụng dưới danh nghĩa là tập trận quân sự để dùng chất nổ phá vỡ lối vào của lăng mộ Càn Long và Từ Hy thái hậu để trộm báu vật.Trong số những món đồ tùy táng giá trị mà Tôn Điện Anh lấy đi có Cửu Long bảo kiếm trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Phần thân của thanh kiếm này có khắc 9 con rồng vàng tượng trưng cho "cửu cửu quy nhất". Thanh kiếm được chế tạo nhằm thể hiện sức mạnh và ước nguyện mãi trường tồn của nhà Thanh.Theo sử sách, Cửu Long bảo kiếm xuất hiện vào năm Càn Long thứ 23. Lưỡi kiếm hơi cong và có chiều dài gần 1,5m. Phần bao kiếm được làm bằng da cá mập và phía bên trên được khảm ngọc bích, nhiều loại đá quý và kim cương khiến thanh kiếm vô cùng giá trị.Sau khi đánh cắp được nhiều bảo vật, Tôn Điện Anh và đồng bọn bị chính quyền truy bắt. Để thoát tội, gã trộm mộ này quyết định giao nộp Cửu Long bảo kiếm cho Đới Lạp nhằm chuyển tới tận tay của Tưởng Giới Thạch vào năm 1939.Sau khi tiếp nhận thanh bảo kiếm từ Tôn Điện Anh, Đới Lạp giao lại cổ vật trên cho Mã Hán Tam - chủ nhiệm văn phòng Bình Tân giữ vì tình hình có nhiều biến động. Khi tình hình ổn định, ông sẽ mang Cửu Long bảo kiếm tới cho Tưởng Giới Thạch.Tuy nhiên, Mã Hán Tam nổi lòng tham muốn sở hữu Cửu Long bảo kiếm nên cố tình trì hoãn thời gian giao nộp cho Tưởng Giới Thạch. Vì vậy, thanh bảo kiếm này chưa từng đến tay người đứng đầu Quốc Dân Đảng.Vào năm 1940, Mã Hán Tam đã bị lực lượng Nhật Bản bắt giữ. Vì muốm giữ tính mạng nên gã cung cấp nhiều thông tin về các căn cứ quân sự ở Trương Gia Khẩu (Hà Bắc) và dâng tặng Cửu Long bảo kiếm cho thủ lĩnh Sở Mật vụ của Nhật Bản.Dù vậy, sau cùng thì thanh kiếm này lại rơi vào tay của một nữ điệp viên người Nhật tên là Kawashima. Điều khó tin là tất cả những người từng sở hữu Cửu Long bảo kiếm của vua Càn Long đều có kết cục bi thảm. Trong đó, Tôn Điện Anh bị giam giữ và chết ở trong trại tù binh của quân giải phóng. Mã Hán Tam bị bắn chết, Đới Lạp tử vong trong một vụ tai nạn máy bay. Cuối cùng, nữ điệp viên Kawashima bị kết án tử hình.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vua Càn Long là hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh và trị vì đất nước trong hơn 60 năm. Ông được đánh giá là một trong những vị vua giỏi trị quốc nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khi đưa nhà Thanh vào thời kỳ cực thịnh.
Sau khi qua đời, hoàng đế Càn Long được chôn cất trong Dụ Lăng. Là nơi yên nghỉ của bậ đế vương, ông hoàng này được mai táng cùng vô số vàng bạc, châu báu và nhiều cổ vật giá trị.
Do vậy, Dụ Lăng trở thành mục tiêu dòm ngó của những kẻ trộm mộ. Vào tháng 7/1928, đám trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu đã lợi dụng dưới danh nghĩa là tập trận quân sự để dùng chất nổ phá vỡ lối vào của lăng mộ Càn Long và Từ Hy thái hậu để trộm báu vật.
Trong số những món đồ tùy táng giá trị mà Tôn Điện Anh lấy đi có Cửu Long bảo kiếm trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Phần thân của thanh kiếm này có khắc 9 con rồng vàng tượng trưng cho "cửu cửu quy nhất". Thanh kiếm được chế tạo nhằm thể hiện sức mạnh và ước nguyện mãi trường tồn của nhà Thanh.
Theo sử sách, Cửu Long bảo kiếm xuất hiện vào năm Càn Long thứ 23. Lưỡi kiếm hơi cong và có chiều dài gần 1,5m. Phần bao kiếm được làm bằng da cá mập và phía bên trên được khảm ngọc bích, nhiều loại đá quý và kim cương khiến thanh kiếm vô cùng giá trị.
Sau khi đánh cắp được nhiều bảo vật, Tôn Điện Anh và đồng bọn bị chính quyền truy bắt. Để thoát tội, gã trộm mộ này quyết định giao nộp Cửu Long bảo kiếm cho Đới Lạp nhằm chuyển tới tận tay của Tưởng Giới Thạch vào năm 1939.
Sau khi tiếp nhận thanh bảo kiếm từ Tôn Điện Anh, Đới Lạp giao lại cổ vật trên cho Mã Hán Tam - chủ nhiệm văn phòng Bình Tân giữ vì tình hình có nhiều biến động. Khi tình hình ổn định, ông sẽ mang Cửu Long bảo kiếm tới cho Tưởng Giới Thạch.
Tuy nhiên, Mã Hán Tam nổi lòng tham muốn sở hữu Cửu Long bảo kiếm nên cố tình trì hoãn thời gian giao nộp cho Tưởng Giới Thạch. Vì vậy, thanh bảo kiếm này chưa từng đến tay người đứng đầu Quốc Dân Đảng.
Vào năm 1940, Mã Hán Tam đã bị lực lượng Nhật Bản bắt giữ. Vì muốm giữ tính mạng nên gã cung cấp nhiều thông tin về các căn cứ quân sự ở Trương Gia Khẩu (Hà Bắc) và dâng tặng Cửu Long bảo kiếm cho thủ lĩnh Sở Mật vụ của Nhật Bản.
Dù vậy, sau cùng thì thanh kiếm này lại rơi vào tay của một nữ điệp viên người Nhật tên là Kawashima. Điều khó tin là tất cả những người từng sở hữu Cửu Long bảo kiếm của vua Càn Long đều có kết cục bi thảm. Trong đó, Tôn Điện Anh bị giam giữ và chết ở trong trại tù binh của quân giải phóng. Mã Hán Tam bị bắn chết, Đới Lạp tử vong trong một vụ tai nạn máy bay. Cuối cùng, nữ điệp viên Kawashima bị kết án tử hình.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.