Tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg của Đức thực hiện chuyến chở khách đầu tiên. Nó được mệnh danh là " Titanic trên không" bởi thiết kế sang trọng và kích thước "khủng".Cụ thể, khinh khí cầu thương mại Hindenburg được thiết kế có chiều dài 245m, đường kính 41,2m. Theo đó, kích thước của "Titanic trên không" lớn gấp hơn 3 lần máy bay Boeing 747.Các kỹ sư thiết kế khinh khí cầu Hindenburg có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h. Nó có sức chứa 72 hành khách.Bên trong "Titanic trên không" có phòng ăn, phòng nghỉ, phòng viết, quầy bar, phòng hút thuốc và lối đi dạo. Đặc biệt, nó được thiết kế các cửa sổ mở được trong khi bay để du khách có thể ngắm cảnh từ trên cao.Khinh khí cầu Hindenburg được đặt theo tên của cựu Tổng thống Paul von Hindenburg (1847-1934).Kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg thường chở khách từ Đức đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Không ai có thể ngờ khinh khí cầu Hindenburg hiện đại và xa xỉ gặp thảm kịch kinh hoàng vào ngày 6/5/1937. Khi ấy, "Titanic trên không" bất ngờ phát nổ và nhanh chóng cháy rụi chỉ trong vài phút ngắn ngủi ở khu vực thuộc Lakehurst, New Jersey, Mỹ.Khi xảy ra thảm kịch, 62 hành khách và nhân viên nhảy từ trên khinh khí cầu Hindenburg ở độ cao hơn 10m xuống đất và thoát nạn. Trong khi đó, thảm kịch khiến 35 người tử vong.Sau khi xảy ra vụ việc, giới điều tra và các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến khinh khí cầu Hindenbur gặp sự cố thảm khốc như vậy là do hydro rò rỉ ra ngoài, kết hợp với oxy tạo thành hợp chất cực dễ bắt lửa và gây hỏa hoạn lớn.Do "Titanic trên không" gặp sự cố khủng khiếp như vậy nên Đức tổn thất lớn. Nhiều người không còn muốn du lịch bằng khinh khí cầu. Theo đó, thời đại khinh khí cầu dần chấm dứt và nhường chỗ cho máy bay. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg của Đức thực hiện chuyến chở khách đầu tiên. Nó được mệnh danh là " Titanic trên không" bởi thiết kế sang trọng và kích thước "khủng".
Cụ thể, khinh khí cầu thương mại Hindenburg được thiết kế có chiều dài 245m, đường kính 41,2m. Theo đó, kích thước của "Titanic trên không" lớn gấp hơn 3 lần máy bay Boeing 747.
Các kỹ sư thiết kế khinh khí cầu Hindenburg có thể đạt vận tốc tối đa 135 km/h. Nó có sức chứa 72 hành khách.
Bên trong "Titanic trên không" có phòng ăn, phòng nghỉ, phòng viết, quầy bar, phòng hút thuốc và lối đi dạo. Đặc biệt, nó được thiết kế các cửa sổ mở được trong khi bay để du khách có thể ngắm cảnh từ trên cao.
Khinh khí cầu Hindenburg được đặt theo tên của cựu Tổng thống Paul von Hindenburg (1847-1934).
Kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1936, khinh khí cầu Hindenburg thường chở khách từ Đức đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Không ai có thể ngờ khinh khí cầu Hindenburg hiện đại và xa xỉ gặp thảm kịch kinh hoàng vào ngày 6/5/1937. Khi ấy, "Titanic trên không" bất ngờ phát nổ và nhanh chóng cháy rụi chỉ trong vài phút ngắn ngủi ở khu vực thuộc Lakehurst, New Jersey, Mỹ.
Khi xảy ra thảm kịch, 62 hành khách và nhân viên nhảy từ trên khinh khí cầu Hindenburg ở độ cao hơn 10m xuống đất và thoát nạn. Trong khi đó, thảm kịch khiến 35 người tử vong.
Sau khi xảy ra vụ việc, giới điều tra và các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến khinh khí cầu Hindenbur gặp sự cố thảm khốc như vậy là do hydro rò rỉ ra ngoài, kết hợp với oxy tạo thành hợp chất cực dễ bắt lửa và gây hỏa hoạn lớn.
Do "Titanic trên không" gặp sự cố khủng khiếp như vậy nên Đức tổn thất lớn. Nhiều người không còn muốn du lịch bằng khinh khí cầu. Theo đó, thời đại khinh khí cầu dần chấm dứt và nhường chỗ cho máy bay.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.