Người dân thời Trung cổ bị kết án là có tội hay vô tội không dựa trên những bằng chứng chống lại nghi phạm. Thay vào đó, để xác định một người có phải tội phạm hay không, người xưa tổ chức buổi xét xử với các thử thách.Cụ thể, người bị cáo buộc là tội phạm sẽ phải thực hiện thử thách nguy hiểm liên quan đến tính mạng. Nếu như bị cáo còn sống sau khi thực hiện thử thách nguy hiểm thì được tuyên bố là vô tội. Ngược lại, nếu bị cáo chết trong quá trình thực hiện thử thách thì bị coi là kẻ có tội.Như vậy, kết quả của việc thực hiện thử thách được người xưa dùng để phán xét một người có tội hay vô tội.Người dân thời Trung cổ quan niệm rằng, Chúa trời sẽ phù hộ và bảo vệ người vô tội. Do vậy, nếu họ bị cáo buộc sai thì sẽ được Chúa trời bảo vệ nên có thể dễ dàng vượt qua thử thách.Một trong những ví dụ về kiểu xét xử này là việc người châu Âu thời Trung cổ thực hiện thử thách đáng sợ để kiểm tra ai là tội phạm giết người.Khi có hai người là nghi phạm trong một vụ án mạng, người ta sẽ để cho họ chiến đấu với nhau. Người thắng được tuyên bố là vô tội vì được Chúa trời bảo vệ.Trong khi đó, người thua cuộc bị kết án là có tội. Nếu như kẻ thua không chết trong cuộc chiến thì sẽ bị treo cổ hay thiêu sống vì tội ác đã gây ra.Để xem một người có phải là phù thủy hay không, người xưa thực hiện thử thách đau đớn là người bị cáo buộc là phù thủy (dù là nam hay nữ) đều phải cởi bỏ hoàn toàn trang phục trước mọi người. Kế đến, người ta dùng cây kim đâm khắp cơ thể người bị cáo buộc là phù thủy.Người nào là phù thủy thì sẽ có chỗ trên cơ thể bị kim đâm vào mà không chảy máu. Khi ấy, phạm nhân sẽ bị chặt đầu hoặc thiêu sống.Kiểu xét xử bằng những thử thách nguy hiểm như trên được đánh giá là không khoa học, khiến không ít người vô tội bị chết oan.Mời độc giả xem video: Thủ đoạn lẩn trốn của tội phạm truy nã (nguồn: VTC1).
Người dân thời Trung cổ bị kết án là có tội hay vô tội không dựa trên những bằng chứng chống lại nghi phạm. Thay vào đó, để xác định một người có phải tội phạm hay không, người xưa tổ chức buổi xét xử với các thử thách.
Cụ thể, người bị cáo buộc là tội phạm sẽ phải thực hiện thử thách nguy hiểm liên quan đến tính mạng. Nếu như bị cáo còn sống sau khi thực hiện thử thách nguy hiểm thì được tuyên bố là vô tội. Ngược lại, nếu bị cáo chết trong quá trình thực hiện thử thách thì bị coi là kẻ có tội.
Như vậy, kết quả của việc thực hiện thử thách được người xưa dùng để phán xét một người có tội hay vô tội.
Người dân thời Trung cổ quan niệm rằng, Chúa trời sẽ phù hộ và bảo vệ người vô tội. Do vậy, nếu họ bị cáo buộc sai thì sẽ được Chúa trời bảo vệ nên có thể dễ dàng vượt qua thử thách.
Một trong những ví dụ về kiểu xét xử này là việc người châu Âu thời Trung cổ thực hiện thử thách đáng sợ để kiểm tra ai là tội phạm giết người.
Khi có hai người là nghi phạm trong một vụ án mạng, người ta sẽ để cho họ chiến đấu với nhau. Người thắng được tuyên bố là vô tội vì được Chúa trời bảo vệ.
Trong khi đó, người thua cuộc bị kết án là có tội. Nếu như kẻ thua không chết trong cuộc chiến thì sẽ bị treo cổ hay thiêu sống vì tội ác đã gây ra.
Để xem một người có phải là phù thủy hay không, người xưa thực hiện thử thách đau đớn là người bị cáo buộc là phù thủy (dù là nam hay nữ) đều phải cởi bỏ hoàn toàn trang phục trước mọi người. Kế đến, người ta dùng cây kim đâm khắp cơ thể người bị cáo buộc là phù thủy.
Người nào là phù thủy thì sẽ có chỗ trên cơ thể bị kim đâm vào mà không chảy máu. Khi ấy, phạm nhân sẽ bị chặt đầu hoặc thiêu sống.
Kiểu xét xử bằng những thử thách nguy hiểm như trên được đánh giá là không khoa học, khiến không ít người vô tội bị chết oan.
Mời độc giả xem video: Thủ đoạn lẩn trốn của tội phạm truy nã (nguồn: VTC1).