Là một trong những nhà cầm quân xuất chúng nhất lịch sử, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt quân đội Mông Cổ chinh chiến khắp châu Á và châu Âu. Trong quá trình chinh chiến, ông thực hiện một cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào bộ lạc Tarta.Thành Cát Tư Hãn ôm lòng thù hận với bộ lạc Tarta từ khi còn nhỏ bởi cha của ông bị cộng đồng này hạ độc chết. Thêm nữa, việc tiêu diệt người Tarta giúp ông mở rộng lãnh thổ về phía đông.Vì vậy, khi 20 tuổi và có đủ thực lực, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân thảm sát hơn 20.000 người Tarta.Theo một số tài liệu, đa số nam giới Tarta (trừ trẻ nhỏ) trở thành nạn nhân cuộc thảm sát đẫm máu của Thành Cát Tư Hãn.Một cuộc thảm sát đẫm máu khác của Thành Cát Tư Hãn diễn ra vào năm 1211. Khi ấy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bắt đầu chiến dịch chinh phục nhà Kim. Sau 3 năm chinh chiến, quân đội của Thành Cát Tư Hãn tiến vào Trung Đô và bao vây thủ phủ Yên Kinh của nhà Kim vào cuối năm 1214.Khi ấy, chiến thuật của Thành Cát Tư Hãn là bao vây Yên Kinh, cắt đứt mọi đường tiếp tế lương thực, thuốc men, nguồn nước sinh hoạt khiến quân lính nhà Kim lâm vào cảnh đói khát, bệnh tật và phải đầu hàng.Quả thật, tháng 4/1215, quân lính nhà Kim ở Yên Kinh mở cổng thành đầu hàng. Sau khi vào thành, quân lính của Thành Cát Tư Hãn thảm sát khoảng 50 vạn người. Thi thể các nạn nhân được chất cao như núi.Thành Cát Tư Hãn còn gây sốc với cuộc thảm sát đẫm máu để trả thù cho con rể. Cụ thể, năm 1221, Toquchar - con rể của thủ lĩnh Mông Cổ tử trận khi giao chiến với quân lính tại thành Nishapur, thuộc Ba Tư (cũ).Khi ấy, con gái của Thành Cát Tư Hãn vô cùng đau xót và cầu xin cha trả thù cho chồng. Vì vậy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ điều thêm quân tiến đánh Nishapur.Trong vòng 2 ngày, quân đội Mông Cổ thảm sát hơn 1,7 triệu người ở Nishapur. Không chỉ binh sĩ, nạn nhân cuộc trả thù đẫm máu của Thành Cát Tư Hãn còn nhắm vào cả phụ nữ, trẻ em, thậm chí động vật cũng không tha. Tàn nhẫn hơn, người Mông Cổ chặt đầu nạn nhân và xếp thành kiến trúc giống kim tự tháp.Video: Mông Cổ: Chơi xổ số để kiếm... suất học mẫu giáo cho con (nguồn: VTC1)
Là một trong những nhà cầm quân xuất chúng nhất lịch sử, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt quân đội Mông Cổ chinh chiến khắp châu Á và châu Âu. Trong quá trình chinh chiến, ông thực hiện một cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào bộ lạc Tarta.
Thành Cát Tư Hãn ôm lòng thù hận với bộ lạc Tarta từ khi còn nhỏ bởi cha của ông bị cộng đồng này hạ độc chết. Thêm nữa, việc tiêu diệt người Tarta giúp ông mở rộng lãnh thổ về phía đông.
Vì vậy, khi 20 tuổi và có đủ thực lực, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân thảm sát hơn 20.000 người Tarta.
Theo một số tài liệu, đa số nam giới Tarta (trừ trẻ nhỏ) trở thành nạn nhân cuộc thảm sát đẫm máu của Thành Cát Tư Hãn.
Một cuộc thảm sát đẫm máu khác của Thành Cát Tư Hãn diễn ra vào năm 1211. Khi ấy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bắt đầu chiến dịch chinh phục nhà Kim. Sau 3 năm chinh chiến, quân đội của Thành Cát Tư Hãn tiến vào Trung Đô và bao vây thủ phủ Yên Kinh của nhà Kim vào cuối năm 1214.
Khi ấy, chiến thuật của Thành Cát Tư Hãn là bao vây Yên Kinh, cắt đứt mọi đường tiếp tế lương thực, thuốc men, nguồn nước sinh hoạt khiến quân lính nhà Kim lâm vào cảnh đói khát, bệnh tật và phải đầu hàng.
Quả thật, tháng 4/1215, quân lính nhà Kim ở Yên Kinh mở cổng thành đầu hàng. Sau khi vào thành, quân lính của Thành Cát Tư Hãn thảm sát khoảng 50 vạn người. Thi thể các nạn nhân được chất cao như núi.
Thành Cát Tư Hãn còn gây sốc với cuộc thảm sát đẫm máu để trả thù cho con rể. Cụ thể, năm 1221, Toquchar - con rể của thủ lĩnh Mông Cổ tử trận khi giao chiến với quân lính tại thành Nishapur, thuộc Ba Tư (cũ).
Khi ấy, con gái của Thành Cát Tư Hãn vô cùng đau xót và cầu xin cha trả thù cho chồng. Vì vậy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ điều thêm quân tiến đánh Nishapur.
Trong vòng 2 ngày, quân đội Mông Cổ thảm sát hơn 1,7 triệu người ở Nishapur. Không chỉ binh sĩ, nạn nhân cuộc trả thù đẫm máu của Thành Cát Tư Hãn còn nhắm vào cả phụ nữ, trẻ em, thậm chí động vật cũng không tha. Tàn nhẫn hơn, người Mông Cổ chặt đầu nạn nhân và xếp thành kiến trúc giống kim tự tháp.
Video: Mông Cổ: Chơi xổ số để kiếm... suất học mẫu giáo cho con (nguồn: VTC1)