Cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc xuất hiện lớp lớp nhân tài, anh hùng kiệt xuất. Trong số này, một võ tướng tài mạo song toàn được nhiều người tán thưởng là Mã Siêu.Mã Siêu (176 – 222), tự Mạnh Khởi, là con trai trưởng của Mã Đằng, quê ở huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ông mang trong người dòng máu của người Khương và được cho là hậu duệ của một viên tướng của nhà Đông Hán.Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung mô tả võ tướng này như sau: "Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài và mình cưỡi con ngựa đẹp". Theo mô tả này, Mã Siêu vừa có võ nghệ xuất chúng vừa có dung mạo tuấn tú.Vào năm 211, Mã Siêu và Hán Toại cùng với 8 vị tướng ở vùng Quan Trung đã hợp thành liên minh để chống lại triều đình cùng với hơn 10 vạn binh mã ở các lộ quân. Khi ấy, quân đội nhà Hán do Tào Tháo thống lĩnh đã nhiều lần cử các tướng tài tham chiến. Dù có lực lượng hùng mạnh hơn nhưng đội quân do Tào Tháo cử đi không thể đánh bại lực lượng của Mã Siêu.Thậm chí, Tào Tháo còn phải ca ngợi sự dũng mãnh, mưu lược của Mã Siêu, thậm chí phải thốt lên rằn nếu võ tướng này không chết thì ông chết không có đất mà chôn.Quả thật, đánh giá của Tào Tháo chính xác. Ngay cả võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Quan Vũ, Trương Phi cũng chưa thể đánh bại Mã Siêu. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Siêu từng có dịp đọ sức với Trương Phi ở ải Hà Manh vào năm 214. Sau hơn 200 hiệp, hai bên bất phân thắng bại.Về sau, Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị và được phong cho chức Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư và nhận tước Đô đình hầu. Điều này khiến một số vị tướng Thục Hán không "tâm phục khẩu phục". Trong số này có Quan Vũ.Khi ở Kinh Châu, Quan Vũ nghe tin Trương Phi giao đấu bất phân thắng bại với Mã Siêu nên đã gửi thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ ý định muốn tỉ võ với nhân tài mới được Lưu Bị trọng dụng.Là người thông minh, Gia Cát Lượng khéo léo trả lời thư Quan Vũ rằng, Mã Siêu đúng là võ tướng văn võ toàn tài, xứng đáng tranh tài cao thấp với Trương Phi. Dù vậy, Mã Siêu không thể so sánh với Quan Vũ. Câu trả lời của Khổng Minh khiến Quan Vũ hài lòng, từ đỏ ý định tỉ thí với Mã Siêu.Nhiều sử gia nhận định Gia Cát Lượng nói như vậy để tránh nổ ra trận chiến giữa Quan Vũ và Mã Siêu khiến nhà Thục Hán "lục đục". Điều này có thể khiến kẻ thù lợi dụng, khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn. Đồng thời, Khổng Minh cũng ngầm thừa nhận Quan Vũ không thể đánh bại Mã Siêu.Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.
Cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc xuất hiện lớp lớp nhân tài, anh hùng kiệt xuất. Trong số này, một võ tướng tài mạo song toàn được nhiều người tán thưởng là Mã Siêu.
Mã Siêu (176 – 222), tự Mạnh Khởi, là con trai trưởng của Mã Đằng, quê ở huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ông mang trong người dòng máu của người Khương và được cho là hậu duệ của một viên tướng của nhà Đông Hán.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung mô tả võ tướng này như sau: "Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài và mình cưỡi con ngựa đẹp". Theo mô tả này, Mã Siêu vừa có võ nghệ xuất chúng vừa có dung mạo tuấn tú.
Vào năm 211, Mã Siêu và Hán Toại cùng với 8 vị tướng ở vùng Quan Trung đã hợp thành liên minh để chống lại triều đình cùng với hơn 10 vạn binh mã ở các lộ quân. Khi ấy, quân đội nhà Hán do Tào Tháo thống lĩnh đã nhiều lần cử các tướng tài tham chiến. Dù có lực lượng hùng mạnh hơn nhưng đội quân do Tào Tháo cử đi không thể đánh bại lực lượng của Mã Siêu.
Thậm chí, Tào Tháo còn phải ca ngợi sự dũng mãnh, mưu lược của Mã Siêu, thậm chí phải thốt lên rằn nếu võ tướng này không chết thì ông chết không có đất mà chôn.
Quả thật, đánh giá của Tào Tháo chính xác. Ngay cả võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Quan Vũ, Trương Phi cũng chưa thể đánh bại Mã Siêu. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Siêu từng có dịp đọ sức với Trương Phi ở ải Hà Manh vào năm 214. Sau hơn 200 hiệp, hai bên bất phân thắng bại.
Về sau, Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị và được phong cho chức Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư và nhận tước Đô đình hầu. Điều này khiến một số vị tướng Thục Hán không "tâm phục khẩu phục". Trong số này có Quan Vũ.
Khi ở Kinh Châu, Quan Vũ nghe tin Trương Phi giao đấu bất phân thắng bại với Mã Siêu nên đã gửi thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ ý định muốn tỉ võ với nhân tài mới được Lưu Bị trọng dụng.
Là người thông minh, Gia Cát Lượng khéo léo trả lời thư Quan Vũ rằng, Mã Siêu đúng là võ tướng văn võ toàn tài, xứng đáng tranh tài cao thấp với Trương Phi. Dù vậy, Mã Siêu không thể so sánh với Quan Vũ. Câu trả lời của Khổng Minh khiến Quan Vũ hài lòng, từ đỏ ý định tỉ thí với Mã Siêu.
Nhiều sử gia nhận định Gia Cát Lượng nói như vậy để tránh nổ ra trận chiến giữa Quan Vũ và Mã Siêu khiến nhà Thục Hán "lục đục". Điều này có thể khiến kẻ thù lợi dụng, khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn. Đồng thời, Khổng Minh cũng ngầm thừa nhận Quan Vũ không thể đánh bại Mã Siêu.
Mời độc giả xem video: Mê mẩn khu phố ở Trung Quốc ngập tràn thú nhồi bông gấu trúc.