Một năm kéo dài 13 tháng: Lịch ở đất nước Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần giống với lịch Gregorian (lịch dương) mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt nhỏ đó là họ có tháng thứ 13.Tháng thứ 13 thường chỉ có 5-6 ngày, về cơ bản là những ngày nhuận. Tuy nhiên, việc này dẫn đến sự khác biệt giữa lịch của Ethiopia và lịch bình thường. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.Đồng hồ 12 tiếng: Người Ethiopia cũng tuân theo một hệ thống đồng hồ rất khác vói 12 giờ, trái ngược với hệ thống thời gian 24 giờ mà phần còn lại của thế giới tuân theo.Trong khi hầu hết mọi người bắt đầu ngày vào lúc nửa đêm (0 giờ) thì người Ethiopia lại bắt đầu ngày mới vào lúc bình minh. Bất chấp các quy chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thời gian này tồn tại cho đến ngày nay.Không bị đô hộ: Duy nhất trong số các nước Châu Phi, Ethiopia không bị thuộc địa hóa.Họ duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kỳ Châu Phi bị các nước xâu xé tranh giành thuộc địa trở đi, ngoại trừ trong giai đoạn 1936-1941 khi quốc gia này nằm dưới sự chiếm đóng quân sự Ý.Không có họ: Quy ước đặt tên phổ biến trên toàn thế giới quy định tên riêng của một người, sẽ đứng trước hoặc sau họ của cha hoặc mẹ (tùy theo nền văn hóa). Nhưng ở Ethiopia, các quy tắc đặt tên sẽ có một chút khác biệt.Tên của người dân nơi đây sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ. Đôi khi, mọi người cũng có thể lấy tên của ông nội hoặc bất kỳ tổ tiên nam giới nào khác trong gia đình.Tiêu thụ ít calo nhất trên thế giới: Trong số 172 quốc gia, Ethiopia chiếm vị trí thứ 167 về mức tiêu thụ calo. Người Ethiopia trung bình tiêu thụ 1.950 calo mỗi ngày, thấp hơn lượng calo tiêu thụ tối thiểu mỗi ngày theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (2.200 calo).Điều này là do đói nghèo, gần 1/3 dân số ở nước này vẫn ở mức dưới nghèo. Theo một nghiên cứu năm 2008, chỉ 65% hộ gia đình nông thôn kiếm đủ tiền để đáp ứng lượng thức ăn tối thiểu hàng ngày là 2.200 calo."Khát" nước: Nước không có sẵn một cách đồng đều ở Ethiopia. Người dân nông thôn đôi khi phải mất tới 6 giờ để đi lấy nước và dành 40 tỷ giờ mỗi năm để lấy nước theo cách thức thủ công này.Năm 2014, tháp “tháp Warka” có hình dạng chiếc bình cao đến 9m có khả năng lấy nước từ không khí được ra đời. Tháp có thể hút đến 95 l nước sạch từ không khí mỗi ngày giúp người dân giải tỏa cơn "khát" về nước.Nơi khởi nguồn của những ly cafe: Trên bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia. Nhiều giả thiết cho rằng, ly cà phê đầu tiên trên thế giới được ra đời từ đất nước này.
Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này. Người dân sẽ tự chế biến cà phê, sau đó, thức uống hảo hạng này được dọn ba lần vào sáng, trưa, và chiều, mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3 giờ.Mô tả video: Người đàn ông bị phạt 5 triệu vì lên mạng xúc phạm lực lượng chống dịch. Nguồn: ANTV.
Một năm kéo dài 13 tháng: Lịch ở đất nước Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần giống với lịch Gregorian (lịch dương) mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt nhỏ đó là họ có tháng thứ 13.
Tháng thứ 13 thường chỉ có 5-6 ngày, về cơ bản là những ngày nhuận. Tuy nhiên, việc này dẫn đến sự khác biệt giữa lịch của Ethiopia và lịch bình thường. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đồng hồ 12 tiếng: Người Ethiopia cũng tuân theo một hệ thống đồng hồ rất khác vói 12 giờ, trái ngược với hệ thống thời gian 24 giờ mà phần còn lại của thế giới tuân theo.
Trong khi hầu hết mọi người bắt đầu ngày vào lúc nửa đêm (0 giờ) thì người Ethiopia lại bắt đầu ngày mới vào lúc bình minh. Bất chấp các quy chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thời gian này tồn tại cho đến ngày nay.
Không bị đô hộ: Duy nhất trong số các nước Châu Phi, Ethiopia không bị thuộc địa hóa.
Họ duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kỳ Châu Phi bị các nước xâu xé tranh giành thuộc địa trở đi, ngoại trừ trong giai đoạn 1936-1941 khi quốc gia này nằm dưới sự chiếm đóng quân sự Ý.
Không có họ: Quy ước đặt tên phổ biến trên toàn thế giới quy định tên riêng của một người, sẽ đứng trước hoặc sau họ của cha hoặc mẹ (tùy theo nền văn hóa). Nhưng ở Ethiopia, các quy tắc đặt tên sẽ có một chút khác biệt.
Tên của người dân nơi đây sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ. Đôi khi, mọi người cũng có thể lấy tên của ông nội hoặc bất kỳ tổ tiên nam giới nào khác trong gia đình.
Tiêu thụ ít calo nhất trên thế giới: Trong số 172 quốc gia, Ethiopia chiếm vị trí thứ 167 về mức tiêu thụ calo. Người Ethiopia trung bình tiêu thụ 1.950 calo mỗi ngày, thấp hơn lượng calo tiêu thụ tối thiểu mỗi ngày theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (2.200 calo).
Điều này là do đói nghèo, gần 1/3 dân số ở nước này vẫn ở mức dưới nghèo. Theo một nghiên cứu năm 2008, chỉ 65% hộ gia đình nông thôn kiếm đủ tiền để đáp ứng lượng thức ăn tối thiểu hàng ngày là 2.200 calo.
"Khát" nước: Nước không có sẵn một cách đồng đều ở Ethiopia. Người dân nông thôn đôi khi phải mất tới 6 giờ để đi lấy nước và dành 40 tỷ giờ mỗi năm để lấy nước theo cách thức thủ công này.
Năm 2014, tháp “tháp Warka” có hình dạng chiếc bình cao đến 9m có khả năng lấy nước từ không khí được ra đời. Tháp có thể hút đến 95 l nước sạch từ không khí mỗi ngày giúp người dân giải tỏa cơn "khát" về nước.
Nơi khởi nguồn của những ly cafe: Trên bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia. Nhiều giả thiết cho rằng, ly cà phê đầu tiên trên thế giới được ra đời từ đất nước này.
Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này. Người dân sẽ tự chế biến cà phê, sau đó, thức uống hảo hạng này được dọn ba lần vào sáng, trưa, và chiều, mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3 giờ.
Mô tả video: Người đàn ông bị phạt 5 triệu vì lên mạng xúc phạm lực lượng chống dịch. Nguồn: ANTV.