Một phụ nữ Pháp ngồi trên ghế kiệu do các cô gái bản địa khiêng, Đồ Sơn đầu thế kỷ 20. Đây là phương tiện di chuyển đặc thù ở Đồ Sơn xưa.Mỗi chiếc ghế kiệu có khoang ngồi dành cho một người, hai bên là hai tay đòn dài, mỗi tay có hai người khiêng ở trước và sau, tổng cộng là bốn người khiêng.Đối tượng sử dụng ghế kiệu phần lớn là các gia đình công chức Pháp nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn.Loại phương tiện này đem lại cảm giác thoải mái, lại có thể sử dụng dễ dàng ở địa hình nhiều đồi núi của Đồ Sơn nên rất được người Pháp ưa chuộng để ngoạn cảnh.Ngoài người Pháp, những người Việt thuộc tầng lớp quý tộc cũng sử dụng ghế kiệu.Do phải trả công cho nhiều người khiêng, ghế kiệu là thứ phương tiện đi lại đắt đỏ, người bình thường hầu như không có cơ hội sử dụng.Những người phụ nữ khiêng ghế kiệu nghỉ ngơi gần một đồng lúa.Ký họa của người Pháp về ghế kiệu ở Đồ Sơn.
Một phụ nữ Pháp ngồi trên ghế kiệu do các cô gái bản địa khiêng, Đồ Sơn đầu thế kỷ 20. Đây là phương tiện di chuyển đặc thù ở Đồ Sơn xưa.
Mỗi chiếc ghế kiệu có khoang ngồi dành cho một người, hai bên là hai tay đòn dài, mỗi tay có hai người khiêng ở trước và sau, tổng cộng là bốn người khiêng.
Đối tượng sử dụng ghế kiệu phần lớn là các gia đình công chức Pháp nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn.
Loại phương tiện này đem lại cảm giác thoải mái, lại có thể sử dụng dễ dàng ở địa hình nhiều đồi núi của Đồ Sơn nên rất được người Pháp ưa chuộng để ngoạn cảnh.
Ngoài người Pháp, những người Việt thuộc tầng lớp quý tộc cũng sử dụng ghế kiệu.
Do phải trả công cho nhiều người khiêng, ghế kiệu là thứ phương tiện đi lại đắt đỏ, người bình thường hầu như không có cơ hội sử dụng.
Những người phụ nữ khiêng ghế kiệu nghỉ ngơi gần một đồng lúa.
Ký họa của người Pháp về ghế kiệu ở Đồ Sơn.