Vào tháng 8/1945, Mỹ lần lượt thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Theo đó, vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh và cũng là vũ khí có khả năng sát thương kinh hoàng nhất do con người chế tạo từ trước đến nay. Trong bối cảnh đó, Liên Xô cũng bước vào cuộc đua phát triển bom nguyên tử.Sau 4 năm, các nhà khoa học Liên Xô đã chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên có tên RDS-1 hay Pervaya Molniya (Tia sét đầu tiên). Vũ khí hạt nhân này được Liên Xô thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 tại bãi thử trong thị trấn Semipalatinsk, nước Cộng hòa Kazakhstan.Với thành công này, Liên Xô trở thành nước thứ hai trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Thậm chí, một số bom nguyên tử do Liên Xô chế tạo và thử nghiệm khiến phương Tây kinh ngạc bởi chúng có sức công phá cực lớn.Trong đó, Liên Xô từng tiến hành 3 vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Tất cả những vụ thử bom nguyên tử này đều có sức công phá mạnh hơn những vũ khí hạt nhân mà Mỹ từng phát triển, thử nghiệm.Trong đó, vào ngày 30/10/1961, Liên Xô đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân mạnh nhất lịch sử nhân loại tính đến thời điểm hiện nay. "Tsar Bomba" - bom Sa Hoàng được kích nổ trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực.Với sức công phá 50 megaton, "Tsar Bomba" mạnh hơn khoảng 3.300 lần so với vũ khí hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima. Trước đó, vũ khí này được thiết kế để có năng suất nổ lên tới 100 megaton. Thế nhưng, về sau, các chuyên gia giảm công suất nổ 50%. Quả cầu lửa được hình thành từ vụ nổ bom Sa Hoàng có đường kính gần 9,7 km khiến dư luận thế giới kinh ngạc.Đến ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành Test 219 - Thử nghiệm 219 tại bãi thử nghiệm trên quần đảo Novaya Zemlya, Bắc Cực. Khi ấy, một quả bom hạt nhân có công suất nổ 24,2 megaton được kích nổ.Dù có sức công phá chưa bằng 1/2 so với Bom Sa Hoàng nhưng vũ khí hạt nhân được sử dụng trong Thử nghiệm 219 là vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai trên thế giới từng được phát nổ. Theo các chuyên gia, bom hạt nhân trong Thử nghiệm 219 mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với vũ khí nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima.Ngày 5/8/1962, Liên Xô thực hiện vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 3 trong lịch sử với tên gọi Test 147 - Thử nghiệm 147. Khi ấy, một quả bom hạt nhân với công suất nổ lên tới 21,1 megaton được Liên Xô kích nổ ở quần đảo Novaya Zemlya (là một phần của Bắc Cực thuộc Nga).Quả bom hạt nhân này có sức công phá mạnh gấp khoảng 1.400 lần vũ khí nguyên tử từng được sử dụng ở Hiroshima năm 1945.Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Vào tháng 8/1945, Mỹ lần lượt thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Theo đó, vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh và cũng là vũ khí có khả năng sát thương kinh hoàng nhất do con người chế tạo từ trước đến nay. Trong bối cảnh đó, Liên Xô cũng bước vào cuộc đua phát triển bom nguyên tử.
Sau 4 năm, các nhà khoa học Liên Xô đã chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên có tên RDS-1 hay Pervaya Molniya (Tia sét đầu tiên). Vũ khí hạt nhân này được Liên Xô thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 tại bãi thử trong thị trấn Semipalatinsk, nước Cộng hòa Kazakhstan.
Với thành công này, Liên Xô trở thành nước thứ hai trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Thậm chí, một số bom nguyên tử do Liên Xô chế tạo và thử nghiệm khiến phương Tây kinh ngạc bởi chúng có sức công phá cực lớn.
Trong đó, Liên Xô từng tiến hành 3 vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Tất cả những vụ thử bom nguyên tử này đều có sức công phá mạnh hơn những vũ khí hạt nhân mà Mỹ từng phát triển, thử nghiệm.
Trong đó, vào ngày 30/10/1961, Liên Xô đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân mạnh nhất lịch sử nhân loại tính đến thời điểm hiện nay. "Tsar Bomba" - bom Sa Hoàng được kích nổ trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực.
Với sức công phá 50 megaton, "Tsar Bomba" mạnh hơn khoảng 3.300 lần so với vũ khí hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima. Trước đó, vũ khí này được thiết kế để có năng suất nổ lên tới 100 megaton. Thế nhưng, về sau, các chuyên gia giảm công suất nổ 50%. Quả cầu lửa được hình thành từ vụ nổ bom Sa Hoàng có đường kính gần 9,7 km khiến dư luận thế giới kinh ngạc.
Đến ngày 24/12/1962, Liên Xô tiến hành Test 219 - Thử nghiệm 219 tại bãi thử nghiệm trên quần đảo Novaya Zemlya, Bắc Cực. Khi ấy, một quả bom hạt nhân có công suất nổ 24,2 megaton được kích nổ.
Dù có sức công phá chưa bằng 1/2 so với Bom Sa Hoàng nhưng vũ khí hạt nhân được sử dụng trong Thử nghiệm 219 là vũ khí hạt nhân mạnh thứ hai trên thế giới từng được phát nổ. Theo các chuyên gia, bom hạt nhân trong Thử nghiệm 219 mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với vũ khí nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima.
Ngày 5/8/1962, Liên Xô thực hiện vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 3 trong lịch sử với tên gọi Test 147 - Thử nghiệm 147. Khi ấy, một quả bom hạt nhân với công suất nổ lên tới 21,1 megaton được Liên Xô kích nổ ở quần đảo Novaya Zemlya (là một phần của Bắc Cực thuộc Nga).
Quả bom hạt nhân này có sức công phá mạnh gấp khoảng 1.400 lần vũ khí nguyên tử từng được sử dụng ở Hiroshima năm 1945.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.