Trong 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Bạc nổi tiếng là nơi tề tựu những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ. Ít ai biết rằng trong quá khứ, con phố này từng gắn với một nghề đặc biệt, đó là nghề đổi tiền.Theo đó, vào thời thuộc Pháp, từ cuối thế kỷ 19, phố Hàng Bạc từng có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) do nơi đây tập trung nhiều hiệu đổi tiền. Các hiệu này phục vụ nhu cầu của những người đổi bạc, tiền đồng để lấy bạc giấy, hay đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ...Trong cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” (NXB Văn Học), Charles Édouard Hocquard - bác sĩ quân y Pháp làm việc ở Việt Nam từ 1884-1886 - đã nói về phố Đổi tiền ở Hà Nội cùng nhận xét về đồng tiền Việt thời đó. Sau đây là một số trích đoạn.“...Hết phố Hàng Mắm, chúng tôi sang phố Hàng Thừng (tên gọi cũ của phố Hàng Gai) phải qua một mê cung những con phố nhỏ hẹp, phải theo cách định hướng để tới phố du Change (phố Đổi tiền)...”.“...Phố du Change là một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội. Như tên gọi, những người đổi tiền ở phố này. Họ đang bắt chéo chân ngồi trong cửa hiệu, trước một cọc tiền và cái tráp sơn nhỏ dùng để đựng tiền...”.“...Đồng tiền kẽm An Nam tròn, đường kính nhỏ hơn đồng kẽm của ta, giữa có lỗ vuông, hai mặt có chữ Hán chỉ rõ được đúc dưới triều vua nào. Năm trăm đồng kẽm xâu qua lỗ vuông bằng một sợi dây là một quan. Phải từ năm đến bảy quan mới có giá trị bằng một đồng bạc...”.“...Để tránh nạn buôn tiền mà thương nhân Tàu và công chức An Nam dễ dàng thực hiện, mỗi tháng công sứ Pháp ở Hà Nội định giá chính thức của đồng bạc với đồng kẽm An Nam một lần. Nhưng quy định ấy không áp dụng chặt chẽ ở Hàng Bạc...”.“...Người An Nam đánh giá đồng bạc không chỉ ở trọng lượng bạc mà còn xem đúc có hoàn hảo không, mặc dầu tiếng gieo đã chứng tỏ là bạc nguyên chất...”.“...Một đồng bạc hình đúc thật rõ nét, gieo xuống vật thể rắn tiếng kêu trong và ngân dài được người bản xứ trả thêm một quan so với đồng bạc cùng trọng lượng nhưng không đủ các điều kiện trên...”.“...Đồng tiền An Nam bất tiện không chỉ vì nặng và cồng kềnh mà còn vì giòn, dễ gãy. Đó là một hợp kim kẽm, thiếc và đất, không chịu được va chạm...”.“...Sợi mây xâu quan tiền rất dễ tuột nút buộc để tiền tuột ra, rơi xuống đất. Đồng tiền muốn tiêu được thì phải còn nguyên vẹn và còn xâu vào dây được. Những đồng bị gãy là hết giá trị...”.“...Ở phố này còn có thợ đúc bạc nén. Đó là những thoi bạc nhỏ, vuông bốn góc, dài bốn, năm xentimét, trọng lượng và độ dày không nhất định, là bạc gần nguyên chất...”.Phố Hàng Bạc ngày nay là một trong những khu phố thương mại sôi động bậc nhất khu phố cổ Hà Nội. Dù không còn thịnh vượng như xưa, nghề làm đồ bạc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên con phố này.Dọc theo phố Hàng Bạc có cả chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc. Còn nghề đổi tiền, một nghề từng hưng thịnh đến mức trở thành tên phố, nay chỉ còn được biết đến qua những trang sử cũ...Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Trong 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Bạc nổi tiếng là nơi tề tựu những người thợ lành nghề trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ. Ít ai biết rằng trong quá khứ, con phố này từng gắn với một nghề đặc biệt, đó là nghề đổi tiền.
Theo đó, vào thời thuộc Pháp, từ cuối thế kỷ 19, phố Hàng Bạc từng có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) do nơi đây tập trung nhiều hiệu đổi tiền. Các hiệu này phục vụ nhu cầu của những người đổi bạc, tiền đồng để lấy bạc giấy, hay đổi tiền chẵn lấy tiền lẻ...
Trong cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” (NXB Văn Học), Charles Édouard Hocquard - bác sĩ quân y Pháp làm việc ở Việt Nam từ 1884-1886 - đã nói về phố Đổi tiền ở Hà Nội cùng nhận xét về đồng tiền Việt thời đó. Sau đây là một số trích đoạn.
“...Hết phố Hàng Mắm, chúng tôi sang phố Hàng Thừng (tên gọi cũ của phố Hàng Gai) phải qua một mê cung những con phố nhỏ hẹp, phải theo cách định hướng để tới phố du Change (phố Đổi tiền)...”.
“...Phố du Change là một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội. Như tên gọi, những người đổi tiền ở phố này. Họ đang bắt chéo chân ngồi trong cửa hiệu, trước một cọc tiền và cái tráp sơn nhỏ dùng để đựng tiền...”.
“...Đồng tiền kẽm An Nam tròn, đường kính nhỏ hơn đồng kẽm của ta, giữa có lỗ vuông, hai mặt có chữ Hán chỉ rõ được đúc dưới triều vua nào. Năm trăm đồng kẽm xâu qua lỗ vuông bằng một sợi dây là một quan. Phải từ năm đến bảy quan mới có giá trị bằng một đồng bạc...”.
“...Để tránh nạn buôn tiền mà thương nhân Tàu và công chức An Nam dễ dàng thực hiện, mỗi tháng công sứ Pháp ở Hà Nội định giá chính thức của đồng bạc với đồng kẽm An Nam một lần. Nhưng quy định ấy không áp dụng chặt chẽ ở Hàng Bạc...”.
“...Người An Nam đánh giá đồng bạc không chỉ ở trọng lượng bạc mà còn xem đúc có hoàn hảo không, mặc dầu tiếng gieo đã chứng tỏ là bạc nguyên chất...”.
“...Một đồng bạc hình đúc thật rõ nét, gieo xuống vật thể rắn tiếng kêu trong và ngân dài được người bản xứ trả thêm một quan so với đồng bạc cùng trọng lượng nhưng không đủ các điều kiện trên...”.
“...Đồng tiền An Nam bất tiện không chỉ vì nặng và cồng kềnh mà còn vì giòn, dễ gãy. Đó là một hợp kim kẽm, thiếc và đất, không chịu được va chạm...”.
“...Sợi mây xâu quan tiền rất dễ tuột nút buộc để tiền tuột ra, rơi xuống đất. Đồng tiền muốn tiêu được thì phải còn nguyên vẹn và còn xâu vào dây được. Những đồng bị gãy là hết giá trị...”.
“...Ở phố này còn có thợ đúc bạc nén. Đó là những thoi bạc nhỏ, vuông bốn góc, dài bốn, năm xentimét, trọng lượng và độ dày không nhất định, là bạc gần nguyên chất...”.
Phố Hàng Bạc ngày nay là một trong những khu phố thương mại sôi động bậc nhất khu phố cổ Hà Nội. Dù không còn thịnh vượng như xưa, nghề làm đồ bạc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trên con phố này.
Dọc theo phố Hàng Bạc có cả chục cửa hàng chuyên kinh doanh đồ bạc. Còn nghề đổi tiền, một nghề từng hưng thịnh đến mức trở thành tên phố, nay chỉ còn được biết đến qua những trang sử cũ...
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.