Các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northampton và ê-kíp của chương trình Channel 5 đã phát hiện ra những dấu vết chiến trận trên chiếc áo giáp bằng da 3.000 năm tuổi của pharaoh Ai Cập Tutankhamun.Chiếc áo giáp này được cho là bằng chứng cho thấy pharaoh Tutankhamun có thể từng là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, từng tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến, chứ không phải là một nhà lãnh đạo ốm yếu như nhiều công bố trước đây.Cụ thể, chiếc ái giáp bằng da trên được tìm thấy bên trong ngôi mộ của pharaoh Tutankhamun nổi tiếng của Ai Cập. Vị vua này lên ngôi năm 8 - 9 tuổi và qua đời 10 năm sau đó - năm 1323 trước Công nguyên.Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ cảm biến hình ảnh nhằm giải mã những bí mật của chiếc áo giáp của vua Tutankhamun. Công nghệ mới hợp nhất nhiều hình ảnh của vật thể được chụp dưới nhiều góc ánh sáng khác nhau.Nhà nghiên cứu Lucy Skinner cho biết: "Có thể nhìn thấy dấu vết bị trầy xước dọc theo các cạnh của vảy da. Điều này có nghĩa rằng, chiếc áo giáp đã được sử dụng khá nhiều và Tutankhamun đã mặc bộ áo giáp khi tham gia trận chiến. Nếu đúng như vậy, đây là phát hiện đáng kinh ngạc, mâu thuẫn với những giả thuyết trước đây cho rằng Tutankhamun là một vị vua trẻ hay đau ốm, bệnh tật".Nghiên cứu của bà Skinner có liên quan đến việc nghiên cứu các đồ vật bằng da thời Ai Cập và Nubia (vùng dọc theo sông Nile và Nam Ai Cập) cổ đại để qua đó tìm hiểu chúng được làm, sử dụng như thế nào và có hình dáng ra sao.Ê-kíp của kênh Channel 5 đã liên hệ với nhà nghiên cứu Skinner sau khi cô là một trong số ít người được tiếp cận với chiếc áo giáp 3.000 năm tuổi của vị vua huyền thoại Tutankhamun.Nhà nghiên cứu Skinner đã tiến hành nghiên cứu cả các mảnh còn lại của một sản phẩm trông như chiếc áo dài, được lưu giữ trong Bảo tàng Ai Cập mới ở Cairo.Trong quá trình nghiên cứu, bà Skinner cố gắng tái tạo cách làm da thời cổ đại tại các xưởng thuộc da của Đại học ở Northampton nằm trong khuôn viên Viện Công nghệ Sáng tạo Da.Dù được khai quật từ cách đây gần 1 thế kỷ nhưng việc ghép các vảy da trên chiếc áo giáp như thế nào hiện vẫn là một bí ẩn và các chuyên gia cũng chưa biết chiếc áo giáp có niên đại hàng ngàn năm tuổi này có mang mục đích quân sự hay không.Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northampton và ê-kíp của chương trình Channel 5 đã phát hiện ra những dấu vết chiến trận trên chiếc áo giáp bằng da 3.000 năm tuổi của pharaoh Ai Cập Tutankhamun.
Chiếc áo giáp này được cho là bằng chứng cho thấy pharaoh Tutankhamun có thể từng là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, từng tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến, chứ không phải là một nhà lãnh đạo ốm yếu như nhiều công bố trước đây.
Cụ thể, chiếc ái giáp bằng da trên được tìm thấy bên trong ngôi mộ của pharaoh Tutankhamun nổi tiếng của Ai Cập. Vị vua này lên ngôi năm 8 - 9 tuổi và qua đời 10 năm sau đó - năm 1323 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ cảm biến hình ảnh nhằm giải mã những bí mật của chiếc áo giáp của vua Tutankhamun. Công nghệ mới hợp nhất nhiều hình ảnh của vật thể được chụp dưới nhiều góc ánh sáng khác nhau.
Nhà nghiên cứu Lucy Skinner cho biết: "Có thể nhìn thấy dấu vết bị trầy xước dọc theo các cạnh của vảy da. Điều này có nghĩa rằng, chiếc áo giáp đã được sử dụng khá nhiều và Tutankhamun đã mặc bộ áo giáp khi tham gia trận chiến. Nếu đúng như vậy, đây là phát hiện đáng kinh ngạc, mâu thuẫn với những giả thuyết trước đây cho rằng Tutankhamun là một vị vua trẻ hay đau ốm, bệnh tật".
Nghiên cứu của bà Skinner có liên quan đến việc nghiên cứu các đồ vật bằng da thời Ai Cập và Nubia (vùng dọc theo sông Nile và Nam Ai Cập) cổ đại để qua đó tìm hiểu chúng được làm, sử dụng như thế nào và có hình dáng ra sao.
Ê-kíp của kênh Channel 5 đã liên hệ với nhà nghiên cứu Skinner sau khi cô là một trong số ít người được tiếp cận với chiếc áo giáp 3.000 năm tuổi của vị vua huyền thoại Tutankhamun.
Nhà nghiên cứu Skinner đã tiến hành nghiên cứu cả các mảnh còn lại của một sản phẩm trông như chiếc áo dài, được lưu giữ trong Bảo tàng Ai Cập mới ở Cairo.
Trong quá trình nghiên cứu, bà Skinner cố gắng tái tạo cách làm da thời cổ đại tại các xưởng thuộc da của Đại học ở Northampton nằm trong khuôn viên Viện Công nghệ Sáng tạo Da.
Dù được khai quật từ cách đây gần 1 thế kỷ nhưng việc ghép các vảy da trên chiếc áo giáp như thế nào hiện vẫn là một bí ẩn và các chuyên gia cũng chưa biết chiếc áo giáp có niên đại hàng ngàn năm tuổi này có mang mục đích quân sự hay không.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)