Năm 684, Lý Trị mắc bệnh qua đời, Lý Hiển đăng cơ, Vi thị chính thức trở thành hoàng hậu. Nhưng không bao lâu sau, Lý Hiển bị Võ Tắc Thiên phế thành Lô Lăng Vương, Vi thị theo chồng đến Phòng Châu sống những ngày tháng thăng trầm. Hai vợ chồng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi vì thế Lý Hiển vô cùng yêu thương Vi thị, hứa nếu có ngày vinh hoa sẽ đền đáp xứng đáng cho nàng. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.Sau này Võ Tắc Thiên cho triệu Lý Hiển hồi cung lập làm thái tử và sau này Lý Hiển tức vị là Đường Trung Tông,Vi thị lại thêm lần nữa được làm mẫu nghi thiên hạ. Lý Hiển vốn là kẻ nhu nhược, lại nợ ân tình với Vi hậu nên nay muốn đền đáp xứng đáng mà yêu thương, chiều chuộng, phục tùng mọi yêu sách của Vi hậu. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.Vi hậu ngày càng lộng hành, con gái út An Lạc công chúa mặc sức mua quan bán chức, thậm chí muốn làm hoàng thái nữ. Khi Lý Hiển chết, Vi hậu lập Lý Trọng Mậu 16 tuổi làm hoàng đế nhưng mình nắm thực quyền trong tay. Bè lũ đều khuyên Vi hậu nên noi gương Võ Tắc Thiên xưng đế. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.Chính vì thế bọn chúng bí mật mưu sát hoàng đế và tướng vương Lý Đản. Con trai Lý Đản là Lý Long Cơ và Thái Bình công chúa đã quyết định ra tay, phát động binh mã tấn công hoàng cung. Vi hậu, An Lạc công chúa, Thượng Quan Uyển Nhi đều bị giết. Vi thị hoàng tộc bị tàn sát. Thi thể của Vi hoàng hậu bị đưa ra phố thị uy dân chúng. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.Sau đó Lý Long Cơ lên làm hoàng đế chính là Đường Huyền Tông. Vì tranh giành ngôi vị, Võ Huệ Phi đã tìm cách hãm hại thái tử Lý Anh và hai người em trai của thái tử. Theo nguyên tắc không có trưởng sẽ lập thứ nên Trung Vương Lý Hưởng tuổi tuy đã lớn vẫn được lập làm thái tử. Ảnh minh họa chân dung Võ Huệ phi.Võ Huệ Phi tâm địa hiểm ác, luôn muốn tìm cách lập con trai Đào Vương Lý Mạo làm thái tử. Nhưng đen đủi Đào Vương Lý Mạo là kẻ nhu nhược, ngay đến vợ là Dương Ngọc Hoàn còn không giữ nổi, bị cha mình cướp mất thì làm sao lập nên nghiệp lớn. Ảnh minh họa chân dung Võ Huệ Phi.Trung Vương Lý Hưởng lấy con gái của đô đốc Duyễn Châu Vi Nguyên Khuê làm vợ. Sau này Trung Vương được lập làm thái tử, Vi thị cũng được lập làm thái tử phi. Sau này có nạp thêm Trương Lương Đệ vào Đông cung. Em trai của thái tử phi Vi Kiên nhậm chức hình bộ thượng thư vì đấu đá với gian tướng Lý Lâm Phủ thất bại bị giết. Lý Hưởng sợ mang họa vào thân nên dâng tấu lên hoàng thượng xin ly hôn với thái tử phi Vi thị phi và được Lý Huyền Tông phê chuẩn. Ảnh minh họa chân dung Vi phi.Vi phi cắt tóc đi tu, sau này bị cha con Đường Huyền Tông bỏ rơi trong An Sử chi loạn và bị binh sĩ giết chết. Sau khi Vi phi bị phế truất, Trương Lương Đệ có cơ hội để lấy lòng thái tử. Bản thân Trương thị là người thông minh, họa bát, có tài ăn nói, khôn khéo ứng xử nên đã nắm thời cơ dần dần được Lý Hưởng sủng ái. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Trương Lương Đệ sinh cho Lý Hưởng một người con trai tên là Lý Tự. Tuy mới sinh con được ba ngày đã may áo cho binh sĩ khiến Lý Hưởng càng thương cảm và yêu quý. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Tuy trong thời chiến loạn, Trương Lương Đệ không được chính thức lập làm thái tử phi, nhưng được hưởng đặc sủng của một thái tử phi. Cũng từ đây dã tâm trong người đàn bà này càng ngày càng lớn. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Lý Hưởng lên ngôi lấy hiệu là Túc Tông, năm 758, quân đội nhà Đường thu hồi được Trường An, Túc Tông trở về Trường An phong cho Trương Lương Đệ là Thục phi và vài tháng sau lập làm hoàng hậu, đồng thời lập Thành Vương Lý Xúc người lập nhiều chiến công làm thái tử và đổi tên thành Lý Dự. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Lý Dự là người vô cùng thông minh sớm nhận ra thế lực của Trương hoàng hậu nên tìm mọi cách để xây dựng mối quan hệ tốt. Nhưng điều này cũng không đem lại kết quả bởi Trương hoàng hậu luôn tìm cách trừ bỏ Lưu Dự để đưa con trai mình là Lý Tự lên làm thái tử, nhưng bất hạnh Lý Tự chết yểu, con thứ là Lý Đông còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh với Lý Dự, vì thế tạm thời Lý Dự bình yên. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Trương Lương Đệ dã tâm ngày càng lớn, bà ta câu kết với hoạn quan Lý Phụ Quốc làm lũng đoạn triều chính. Nhưng sau này hai người nảy sinh xung đột, mâu thuẫn về lợi ích nên trở thành đối đầu. Năm 762 thái thượng hoàng Đường Huyền Tông qua đời, không lâu sau Túc Tông cũng mang trọng bệnh. Trương hoàng hậu muốn sau khi Túc Tông chết sẽ toàn quyền khống chế triều chính nên bí mật tìm cách phế bỏ thế lực của Lý Phụ Quốc và thân tín của ông ta là Trình Nguyên Chấn. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.Không ngờ âm mưu bị bại lộ, Lý Phụ Quốc và Trình Nguyên Chấn đã dẫn binh vào cung lôi Trương hậu âm thầm giam lỏng trong biệt điện. Túc Tông nghe tin dữ sốc nặng hai ngày sau thi chết. Lý Phụ Quốc đã giết chết Trương hậu và bè cánh của bà ta, lập Lý Dự tức vị là Đại Tông. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Năm 684, Lý Trị mắc bệnh qua đời, Lý Hiển đăng cơ, Vi thị chính thức trở thành hoàng hậu. Nhưng không bao lâu sau, Lý Hiển bị Võ Tắc Thiên phế thành Lô Lăng Vương, Vi thị theo chồng đến Phòng Châu sống những ngày tháng thăng trầm. Hai vợ chồng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi vì thế Lý Hiển vô cùng yêu thương Vi thị, hứa nếu có ngày vinh hoa sẽ đền đáp xứng đáng cho nàng. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.
Sau này Võ Tắc Thiên cho triệu Lý Hiển hồi cung lập làm thái tử và sau này Lý Hiển tức vị là Đường Trung Tông,Vi thị lại thêm lần nữa được làm mẫu nghi thiên hạ. Lý Hiển vốn là kẻ nhu nhược, lại nợ ân tình với Vi hậu nên nay muốn đền đáp xứng đáng mà yêu thương, chiều chuộng, phục tùng mọi yêu sách của Vi hậu. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.
Vi hậu ngày càng lộng hành, con gái út An Lạc công chúa mặc sức mua quan bán chức, thậm chí muốn làm hoàng thái nữ. Khi Lý Hiển chết, Vi hậu lập Lý Trọng Mậu 16 tuổi làm hoàng đế nhưng mình nắm thực quyền trong tay. Bè lũ đều khuyên Vi hậu nên noi gương Võ Tắc Thiên xưng đế. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.
Chính vì thế bọn chúng bí mật mưu sát hoàng đế và tướng vương Lý Đản. Con trai Lý Đản là Lý Long Cơ và Thái Bình công chúa đã quyết định ra tay, phát động binh mã tấn công hoàng cung. Vi hậu, An Lạc công chúa, Thượng Quan Uyển Nhi đều bị giết. Vi thị hoàng tộc bị tàn sát. Thi thể của Vi hoàng hậu bị đưa ra phố thị uy dân chúng. Ảnh minh họa chân dung Vi hậu.
Sau đó Lý Long Cơ lên làm hoàng đế chính là Đường Huyền Tông. Vì tranh giành ngôi vị, Võ Huệ Phi đã tìm cách hãm hại thái tử Lý Anh và hai người em trai của thái tử. Theo nguyên tắc không có trưởng sẽ lập thứ nên Trung Vương Lý Hưởng tuổi tuy đã lớn vẫn được lập làm thái tử. Ảnh minh họa chân dung Võ Huệ phi.
Võ Huệ Phi tâm địa hiểm ác, luôn muốn tìm cách lập con trai Đào Vương Lý Mạo làm thái tử. Nhưng đen đủi Đào Vương Lý Mạo là kẻ nhu nhược, ngay đến vợ là Dương Ngọc Hoàn còn không giữ nổi, bị cha mình cướp mất thì làm sao lập nên nghiệp lớn. Ảnh minh họa chân dung Võ Huệ Phi.
Trung Vương Lý Hưởng lấy con gái của đô đốc Duyễn Châu Vi Nguyên Khuê làm vợ. Sau này Trung Vương được lập làm thái tử, Vi thị cũng được lập làm thái tử phi. Sau này có nạp thêm Trương Lương Đệ vào Đông cung. Em trai của thái tử phi Vi Kiên nhậm chức hình bộ thượng thư vì đấu đá với gian tướng Lý Lâm Phủ thất bại bị giết. Lý Hưởng sợ mang họa vào thân nên dâng tấu lên hoàng thượng xin ly hôn với thái tử phi Vi thị phi và được Lý Huyền Tông phê chuẩn. Ảnh minh họa chân dung Vi phi.
Vi phi cắt tóc đi tu, sau này bị cha con Đường Huyền Tông bỏ rơi trong An Sử chi loạn và bị binh sĩ giết chết. Sau khi Vi phi bị phế truất, Trương Lương Đệ có cơ hội để lấy lòng thái tử. Bản thân Trương thị là người thông minh, họa bát, có tài ăn nói, khôn khéo ứng xử nên đã nắm thời cơ dần dần được Lý Hưởng sủng ái. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Trương Lương Đệ sinh cho Lý Hưởng một người con trai tên là Lý Tự. Tuy mới sinh con được ba ngày đã may áo cho binh sĩ khiến Lý Hưởng càng thương cảm và yêu quý. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Tuy trong thời chiến loạn, Trương Lương Đệ không được chính thức lập làm thái tử phi, nhưng được hưởng đặc sủng của một thái tử phi. Cũng từ đây dã tâm trong người đàn bà này càng ngày càng lớn. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Lý Hưởng lên ngôi lấy hiệu là Túc Tông, năm 758, quân đội nhà Đường thu hồi được Trường An, Túc Tông trở về Trường An phong cho Trương Lương Đệ là Thục phi và vài tháng sau lập làm hoàng hậu, đồng thời lập Thành Vương Lý Xúc người lập nhiều chiến công làm thái tử và đổi tên thành Lý Dự. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Lý Dự là người vô cùng thông minh sớm nhận ra thế lực của Trương hoàng hậu nên tìm mọi cách để xây dựng mối quan hệ tốt. Nhưng điều này cũng không đem lại kết quả bởi Trương hoàng hậu luôn tìm cách trừ bỏ Lưu Dự để đưa con trai mình là Lý Tự lên làm thái tử, nhưng bất hạnh Lý Tự chết yểu, con thứ là Lý Đông còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh với Lý Dự, vì thế tạm thời Lý Dự bình yên. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Trương Lương Đệ dã tâm ngày càng lớn, bà ta câu kết với hoạn quan Lý Phụ Quốc làm lũng đoạn triều chính. Nhưng sau này hai người nảy sinh xung đột, mâu thuẫn về lợi ích nên trở thành đối đầu. Năm 762 thái thượng hoàng Đường Huyền Tông qua đời, không lâu sau Túc Tông cũng mang trọng bệnh. Trương hoàng hậu muốn sau khi Túc Tông chết sẽ toàn quyền khống chế triều chính nên bí mật tìm cách phế bỏ thế lực của Lý Phụ Quốc và thân tín của ông ta là Trình Nguyên Chấn. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.
Không ngờ âm mưu bị bại lộ, Lý Phụ Quốc và Trình Nguyên Chấn đã dẫn binh vào cung lôi Trương hậu âm thầm giam lỏng trong biệt điện. Túc Tông nghe tin dữ sốc nặng hai ngày sau thi chết. Lý Phụ Quốc đã giết chết Trương hậu và bè cánh của bà ta, lập Lý Dự tức vị là Đại Tông. Ảnh minh họa chân dung Trương Lương Đệ.