1. Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima ở Hiroshima, Nhật Bản. Vào buổi sáng ngày 6/4/1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima.Theo một số tài liệu, số liệu thương vong lên đến 90.000 - 170.000 người do ảnh hưởng của vụ nổ bom, bức xạ và nhiễm bệnh vì sự kiện hạt nhân nhân trên.Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với cái tên Vòm bom nguyên tử là Di sản thế giới là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima gợi nhớ về sự kiện đau lòng hồi Chiến tranh thế giới 2.2. Đài tưởng niệm tàu USS Arizona ở Trân Châu Cảng, Hawaii, Mỹ. Vào ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Trân Châu Cảng, khiến 2400 thủy thủ, binh sỹ Mỹ thiệt mạng.Sự kiện này đã kéo Mỹ vào Chiến tranh thế giới 2. Vào ngày hôm đó, tàu USS Arizona bị đánh chìm và là nơi an nghỉ của 1.102 thủy quân lục chiến và thủy thủ Mỹ trong sự kiện Trân Châu Cảng.Đài tưởng niệm tàu USS Arizona được xây dựng năm 1962 có hình dáng khá giống một cây cầu vươn lên từ xác tàu USS Arizona. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người ghé thăm đài tưởng niệm trên bằng thuyền.3. Khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại ở châu Âu nằm ở Berlin, Đức. Nằm gần Cổng Brandenburg, khu tưởng niệm gồm 2.711 phiến đá hình chữ nhật với độ cao thấp khác nhau, trồng thành hàng trên nền đất dốc.Khu tưởng niệm này được xây dựng nhằm mục đích tưởng nhớ người Do Thái bị phát xít Đức sát hại khủng khiếp hồi Chiến tranh thế giới 2.Đây cũng là công trình ghi dấu tội ác kinh hoàng của phát xít Đức đối với người Do Thái nói riêng và nhân loại nói chung.4. Choeung Ek ở Phnom Penh, Campuchia. Đây vốn là những vườn cây ăn quả nhưng sau cuộc lật đổ Chính phủ Cộng hòa Khmer, trong những năm 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ (UCKRR) đã biến xã Choeung Ek thành cánh đồng chết chóc man rợ nhất.Chính vì vậy, Choeung Ek là nơi tưởng nhớ hơn 3 triệu người là nạn nhân của tội ác dưới thời Khmer Đỏ.Chính phủ Campuchia công nhận “cánh đồng chết” ở Choeung Ek là Trung tâm Bảo tồn chứng cứ tội ác UCKRR Quốc gia vào năm 1989.
1. Khu tưởng niệm hòa bình Hiroshima ở Hiroshima, Nhật Bản. Vào buổi sáng ngày 6/4/1945, Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima.
Theo một số tài liệu, số liệu thương vong lên đến 90.000 - 170.000 người do ảnh hưởng của vụ nổ bom, bức xạ và nhiễm bệnh vì sự kiện hạt nhân nhân trên.
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được biết đến với cái tên Vòm bom nguyên tử là Di sản thế giới là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima gợi nhớ về sự kiện đau lòng hồi Chiến tranh thế giới 2.
2. Đài tưởng niệm tàu USS Arizona ở Trân Châu Cảng, Hawaii, Mỹ. Vào ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Trân Châu Cảng, khiến 2400 thủy thủ, binh sỹ Mỹ thiệt mạng.
Sự kiện này đã kéo Mỹ vào Chiến tranh thế giới 2. Vào ngày hôm đó, tàu USS Arizona bị đánh chìm và là nơi an nghỉ của 1.102 thủy quân lục chiến và thủy thủ Mỹ trong sự kiện Trân Châu Cảng.
Đài tưởng niệm tàu USS Arizona được xây dựng năm 1962 có hình dáng khá giống một cây cầu vươn lên từ xác tàu USS Arizona. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người ghé thăm đài tưởng niệm trên bằng thuyền.
3. Khu tưởng niệm những người Do Thái bị sát hại ở châu Âu nằm ở Berlin, Đức. Nằm gần Cổng Brandenburg, khu tưởng niệm gồm 2.711 phiến đá hình chữ nhật với độ cao thấp khác nhau, trồng thành hàng trên nền đất dốc.
Khu tưởng niệm này được xây dựng nhằm mục đích tưởng nhớ người Do Thái bị phát xít Đức sát hại khủng khiếp hồi Chiến tranh thế giới 2.
Đây cũng là công trình ghi dấu tội ác kinh hoàng của phát xít Đức đối với người Do Thái nói riêng và nhân loại nói chung.
4. Choeung Ek ở Phnom Penh, Campuchia. Đây vốn là những vườn cây ăn quả nhưng sau cuộc lật đổ Chính phủ Cộng hòa Khmer, trong những năm 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ (UCKRR) đã biến xã Choeung Ek thành cánh đồng chết chóc man rợ nhất.
Chính vì vậy, Choeung Ek là nơi tưởng nhớ hơn 3 triệu người là nạn nhân của tội ác dưới thời Khmer Đỏ.
Chính phủ Campuchia công nhận “cánh đồng chết” ở Choeung Ek là Trung tâm Bảo tồn chứng cứ tội ác UCKRR Quốc gia vào năm 1989.