Đế chế La Mã sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh. Trong đó, các quân đoàn La Mã (Legion), đơn vị cấp sư đoàn bộ binh, là nòng cốt của đội quân của đế chế này. Binh sĩ thuộc lực lượng này là những binh sĩ chuyên nghiệp, phục vụ liên tục trong 25 năm, được huấn luyện bài bản và trang bị nhiều vũ khí, khí tài có khả năng sát thương cao.Thêm nữa, binh sĩ La Mã nổi tiếng kiên cường, khả năng hồi phục sức chiến đấu không ngừng nghỉ. Thậm chí, ngay cả khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn, quân sĩ La Mã không nhụt chí mà vẫn chiến đấu với tinh thần quả cảm.Những điều này được thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến Punic. Mặc dù thiếu thông tin tình báo và nhân lực ít hơn so với kẻ địch nhưng quân đội La Mã vẫn có thể đánh bại quân đội Carthag ngay trong lần giao tranh đầu tiên.Nhờ đội quân thiện chiến, dũng mãnh này, đế chế La Mã đã bảo vệ lãnh thổ và mở nhiều chiến dịch quân sự thành công giúp mở rộng bờ cõi giang sơn. Theo đó, đế chế này phát triển hưng thịnh trong suốt nhiều thế kỷ.Quân đội Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn là một trong những đội quân mạnh nhất thế giới. Nhà sáng lập đế chế Mông Cổ này tập trung phát triển lực lượng kỵ binh.Kỵ binh Mông Cổ đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung, sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí. Đội quân này có ưu điểm là chiến đấu với tốc độ cao. Thêm nữa, binh sĩ Mông Cổ vốn có nối sống du mục nên có thể sống, chiến đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lương thực thiếu thốn hay địa hình hiểm trở.Với tài chỉ huy, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu dù những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần.Đế chế Ottoman cũng sở hữu đội quân thiện chiến, dũng mãnh. Trong đó, giới cầm quyền đã tập trung xây dựng, phát triển các đơn vị bộ binh ưu tú Janissary. Lực lượng này thường tiến hành các chiến thuật đột kích luồn sâu, phá vỡ đội hình đối phương.Thêm nữa, sức mạnh quân sự của đế chế Ottoman còn đến từ những vũ khí có uy lực cao như pháo và súng hỏa mai trong khi kẻ địch vẫn trang bị các vũ khí cỗ điển như kiếm, cung tên...Nhờ lực lượng tinh nhuệ và những vũ khí có khả năng sát thwong cao, đế chế Ottoman đã chinh phục được hầu hết các nước ở khu vực Trung Đông, Balkan và Bắc Phi. Thời kỳ hoàng kim của đế chế này kéo dài khoảng 500 năm.Mời độc giả xem video: Phát hiện mới về cách tạo ra đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Đế chế La Mã sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh. Trong đó, các quân đoàn La Mã (Legion), đơn vị cấp sư đoàn bộ binh, là nòng cốt của đội quân của đế chế này. Binh sĩ thuộc lực lượng này là những binh sĩ chuyên nghiệp, phục vụ liên tục trong 25 năm, được huấn luyện bài bản và trang bị nhiều vũ khí, khí tài có khả năng sát thương cao.
Thêm nữa, binh sĩ La Mã nổi tiếng kiên cường, khả năng hồi phục sức chiến đấu không ngừng nghỉ. Thậm chí, ngay cả khi đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn, quân sĩ La Mã không nhụt chí mà vẫn chiến đấu với tinh thần quả cảm.
Những điều này được thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến Punic. Mặc dù thiếu thông tin tình báo và nhân lực ít hơn so với kẻ địch nhưng quân đội La Mã vẫn có thể đánh bại quân đội Carthag ngay trong lần giao tranh đầu tiên.
Nhờ đội quân thiện chiến, dũng mãnh này, đế chế La Mã đã bảo vệ lãnh thổ và mở nhiều chiến dịch quân sự thành công giúp mở rộng bờ cõi giang sơn. Theo đó, đế chế này phát triển hưng thịnh trong suốt nhiều thế kỷ.
Quân đội Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn là một trong những đội quân mạnh nhất thế giới. Nhà sáng lập đế chế Mông Cổ này tập trung phát triển lực lượng kỵ binh.
Kỵ binh Mông Cổ đều giỏi cưỡi ngựa bắn cung, sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí. Đội quân này có ưu điểm là chiến đấu với tốc độ cao. Thêm nữa, binh sĩ Mông Cổ vốn có nối sống du mục nên có thể sống, chiến đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lương thực thiếu thốn hay địa hình hiểm trở.
Với tài chỉ huy, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu dù những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần.
Đế chế Ottoman cũng sở hữu đội quân thiện chiến, dũng mãnh. Trong đó, giới cầm quyền đã tập trung xây dựng, phát triển các đơn vị bộ binh ưu tú Janissary. Lực lượng này thường tiến hành các chiến thuật đột kích luồn sâu, phá vỡ đội hình đối phương.
Thêm nữa, sức mạnh quân sự của đế chế Ottoman còn đến từ những vũ khí có uy lực cao như pháo và súng hỏa mai trong khi kẻ địch vẫn trang bị các vũ khí cỗ điển như kiếm, cung tên...
Nhờ lực lượng tinh nhuệ và những vũ khí có khả năng sát thwong cao, đế chế Ottoman đã chinh phục được hầu hết các nước ở khu vực Trung Đông, Balkan và Bắc Phi. Thời kỳ hoàng kim của đế chế này kéo dài khoảng 500 năm.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mới về cách tạo ra đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Kienthuc.net.vn.