Con người chúng ta luôn tò mò về sự tồn tại của chính mình và thế giới xung quanh. Khi biết được nhiều điều hơn về vũ trụ chúng ta đang sống, chúng ta cảm thấy có một nhu cầu thôi thúc để đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, chúng ta có đơn độc trong vũ trụ này hay không?Nhiều dự án đã tồn tại trong những thập kỷ qua nhằm tìm kiếm sự sống thông minh trong vũ trụ nhưng chúng ta vẫn chưa liên lạc với bất kỳ điều gì hay ai đó.Nghịch lý Fermi: Nhà vật lý học người Mỹ gốc Italy Enrico Fermi vào đầu thế kỷ 20 đã đưa ra một nghịch lý còn nổi tiếng cho tới ngày nay về sự sống ngoài Trái Đất. Theo đó, nghịch lý này là sự trái ngược rõ ràng giữa những ước tính cao về khả năng tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái Đất với sự thiếu hụt các bằng chứng hay sự liên hệ với những nền văn minh đó.Chỉ riêng thiên hà của chúng ta đã có tới 100 - 400 tỷ ngôi sao và nhiều ngôi sao trong số đó có khả năng có các hành tinh quay quanh. Các nhà thiên văn học cho rằng có thể có hàng tỷ hành tinh nằm trong khu vực có thể sinh sống được quanh những ngôi sao của nó trong Dải Ngân hà. Điều đó, tức là chúng có những điều kiện cần thiết để sự sống tồn tại.Các tổ chức như NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và tổ chức Tìm kiếm Sự sống thông minh ngoài Trái Đất đã tiến hành nhiều dự án để tìm kiếm những ngôi sao có dấu hiệu sự sống.Các ăng ten radio khổng lồ và các kính thiên văn đã được sử dụng để gửi đi và lắng nghe tín hiệu radio có thể được truyền tới. Các phương pháp khác cũng được sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề khi sử dụng tần số radio để xác định liệu sự sống thông minh có tồn tại ngoài Trái Đất hay không.Vấn đề này bao gồm việc không có đủ công nghệ để hiểu những tín hiệu được truyền tới từ các dạng sống thông minh khác, đơn giản là bởi chúng không được truyền trực tiếp tới chúng ta hoặc nằm quá xa, và điều đó đồng nghĩa với việc các dấu hiệu đó vẫn chưa tiếp cận được chúng ta.Chúng ta đã lắng nghe tần số radio trong hơn 1 thế kỷ, và chúng ta vẫn chưa nhận được tín hiệu từ bất kỳ sự sống thông minh nào nằm xa hơn 100 năm ánh sáng tính từ Trái Đất.Thuyết Great Filter (tạm dịch là thuyết Sàng lọc): Giả thuyết này đề cập tới một sự kiện ngăn cản một nền văn minh đạt tới mức độ tiến bộ công nghệ cần thiết để du hành hoặc giao tiếp liên hành tinh. Theo đó, mỗi sinh vật, dù cho có phát triển như thế nào thì đến một lúc nào đó cũng sẽ thất bại và không thể trở thành một nền văn minh du hành vũ trụ.Giả thuyết vườn thú: Giả thuyết này cho rằng, một số dạng sống ngoài Trái Đất có thể đã biết được sự tồn tại của chúng ta nhưng tránh liên lạc để nghiên cứu từ xa mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội chúng ta. Điều này cũng giống như các nhân viên vườn thú quan sát các con vật, hay các quan sát của khoa học thực nghiệm nhằm không phá hỏng đối tượng nghiên cứu.Thuyết Gaian Bottleneck: Giả thuyết này cho rằng sự sống tồn tại ở đâu đó ngoài vũ trụ nhưng chưa bao giờ có cơ hội để phát triển và tiến hóa như Trái Đất. Môi trường hành tinh không ổn định và hay thay đổi khiến sự sống biến mất trước khi chúng có cơ hội tiến hóa thành bất kỳ dạng sống thông minh nào.Thuyết Biển sâu: Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đại dương nằm dưới lớp băng dày trên một vài mặt trăng của sao Thổ và sao Mộc. Sự sống, về lý thuyết, có thể tồn tại ở những đại dương này nhưng thậm chí nếu tiến hóa để trở nên thông minh hơn, chúng sẽ đối mặt với những trở ngại to lớn để tới được bề mặt của hành tinh, chứ chưa nói gửi tới tín hiệu cho chúng ta.Một giả thuyết khác được đưa ra là do tuổi của Hệ Mặt trời và Trái Đất còn khá trẻ nên các hành tinh đã từng đến đâu đó trong thiên hà của chúng ta và chúng ta đã bỏ lỡ cuộc gặp gỡ này.Các nhà khoa học cũng không loại bỏ giả thuyết có thể người ngoài hành tinh đang ở trên Trái Đất và sống cùng chúng ta. Nhà nghiên cứu vật lý thiên văn Evan Solomonides tại Đại học Cornell thì cho rằng để tìm kiếm khả năng sự sống ngoài Trái Đất, chúng ta cần phải kiên nhẫn. Nhà khoa học này nhận định, chúng ta hầu như còn chưa khám phá được những người hàng xóm của hành tinh chúng ta chứ chưa nói tới thiên hà của chúng ta. Vì thế, nếu hy vọng nghe thấy điều gì đó từ vũ trụ, chúng ta cần phải chờ khoảng 1.500 năm nữa./.
Con người chúng ta luôn tò mò về sự tồn tại của chính mình và thế giới xung quanh. Khi biết được nhiều điều hơn về vũ trụ chúng ta đang sống, chúng ta cảm thấy có một nhu cầu thôi thúc để đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, chúng ta có đơn độc trong vũ trụ này hay không?
Nhiều dự án đã tồn tại trong những thập kỷ qua nhằm tìm kiếm sự sống thông minh trong vũ trụ nhưng chúng ta vẫn chưa liên lạc với bất kỳ điều gì hay ai đó.
Nghịch lý Fermi: Nhà vật lý học người Mỹ gốc Italy Enrico Fermi vào đầu thế kỷ 20 đã đưa ra một nghịch lý còn nổi tiếng cho tới ngày nay về sự sống ngoài Trái Đất. Theo đó, nghịch lý này là sự trái ngược rõ ràng giữa những ước tính cao về khả năng tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái Đất với sự thiếu hụt các bằng chứng hay sự liên hệ với những nền văn minh đó.
Chỉ riêng thiên hà của chúng ta đã có tới 100 - 400 tỷ ngôi sao và nhiều ngôi sao trong số đó có khả năng có các hành tinh quay quanh. Các nhà thiên văn học cho rằng có thể có hàng tỷ hành tinh nằm trong khu vực có thể sinh sống được quanh những ngôi sao của nó trong Dải Ngân hà. Điều đó, tức là chúng có những điều kiện cần thiết để sự sống tồn tại.
Các tổ chức như NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu và tổ chức Tìm kiếm Sự sống thông minh ngoài Trái Đất đã tiến hành nhiều dự án để tìm kiếm những ngôi sao có dấu hiệu sự sống.
Các ăng ten radio khổng lồ và các kính thiên văn đã được sử dụng để gửi đi và lắng nghe tín hiệu radio có thể được truyền tới. Các phương pháp khác cũng được sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề khi sử dụng tần số radio để xác định liệu sự sống thông minh có tồn tại ngoài Trái Đất hay không.
Vấn đề này bao gồm việc không có đủ công nghệ để hiểu những tín hiệu được truyền tới từ các dạng sống thông minh khác, đơn giản là bởi chúng không được truyền trực tiếp tới chúng ta hoặc nằm quá xa, và điều đó đồng nghĩa với việc các dấu hiệu đó vẫn chưa tiếp cận được chúng ta.
Chúng ta đã lắng nghe tần số radio trong hơn 1 thế kỷ, và chúng ta vẫn chưa nhận được tín hiệu từ bất kỳ sự sống thông minh nào nằm xa hơn 100 năm ánh sáng tính từ Trái Đất.
Thuyết Great Filter (tạm dịch là thuyết Sàng lọc): Giả thuyết này đề cập tới một sự kiện ngăn cản một nền văn minh đạt tới mức độ tiến bộ công nghệ cần thiết để du hành hoặc giao tiếp liên hành tinh. Theo đó, mỗi sinh vật, dù cho có phát triển như thế nào thì đến một lúc nào đó cũng sẽ thất bại và không thể trở thành một nền văn minh du hành vũ trụ.
Giả thuyết vườn thú: Giả thuyết này cho rằng, một số dạng sống ngoài Trái Đất có thể đã biết được sự tồn tại của chúng ta nhưng tránh liên lạc để nghiên cứu từ xa mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội chúng ta. Điều này cũng giống như các nhân viên vườn thú quan sát các con vật, hay các quan sát của khoa học thực nghiệm nhằm không phá hỏng đối tượng nghiên cứu.
Thuyết Gaian Bottleneck: Giả thuyết này cho rằng sự sống tồn tại ở đâu đó ngoài vũ trụ nhưng chưa bao giờ có cơ hội để phát triển và tiến hóa như Trái Đất. Môi trường hành tinh không ổn định và hay thay đổi khiến sự sống biến mất trước khi chúng có cơ hội tiến hóa thành bất kỳ dạng sống thông minh nào.
Thuyết Biển sâu: Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đại dương nằm dưới lớp băng dày trên một vài mặt trăng của sao Thổ và sao Mộc. Sự sống, về lý thuyết, có thể tồn tại ở những đại dương này nhưng thậm chí nếu tiến hóa để trở nên thông minh hơn, chúng sẽ đối mặt với những trở ngại to lớn để tới được bề mặt của hành tinh, chứ chưa nói gửi tới tín hiệu cho chúng ta.
Một giả thuyết khác được đưa ra là do tuổi của Hệ Mặt trời và Trái Đất còn khá trẻ nên các hành tinh đã từng đến đâu đó trong thiên hà của chúng ta và chúng ta đã bỏ lỡ cuộc gặp gỡ này.
Các nhà khoa học cũng không loại bỏ giả thuyết có thể người ngoài hành tinh đang ở trên Trái Đất và sống cùng chúng ta. Nhà nghiên cứu vật lý thiên văn Evan Solomonides tại Đại học Cornell thì cho rằng để tìm kiếm khả năng sự sống ngoài Trái Đất, chúng ta cần phải kiên nhẫn. Nhà khoa học này nhận định, chúng ta hầu như còn chưa khám phá được những người hàng xóm của hành tinh chúng ta chứ chưa nói tới thiên hà của chúng ta. Vì thế, nếu hy vọng nghe thấy điều gì đó từ vũ trụ, chúng ta cần phải chờ khoảng 1.500 năm nữa./.