Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền là một chứng nhân lịch sử đặc biệt của mảnh đất Cố đô.Tiền thân của cầu Trường Tiền là môt cây cầu làm bằng song mây bó chặt, dựng lần đầu vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được dân gian gọi là cầu Mây. Sau này cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Vì cầu có hình cái mống úp còn có tên là cầu Mống.Năm 1897, cây cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel. Năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái - vị vua triều Nguyễn đương thời.Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.Năm 1904, một trận bão lịch sử, thường được dân gian gọi là bão năm Thìn, làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.Năm 1907, khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau - tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến I.Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn.Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.Trong chiến sự Mậu Thân 1968, trụ 3 và nhịp 4 của cầu bị phá hủy. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ, rồi cầu được tu sửa tạm thời.Sau khi đất nước thống nhất, cầu được đổi tên từ cầu Nguyễn Hoàng thành cầu Tràng Tiền. Năm 1991, cầu được Công ty Cầu 1 Thăng Long tiến hành khôi phục. Đến năm 1995 cuộc trùng tu hoàn thành.Sau cuộc trùng tu này, kiến trúc cầu có nhiều thay đổi so với nguyên bản, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên có từ thời Bảo Đại, lòng cầu bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu từ xưa của cầu là màu nhũ bạc...Đến năm 2004 cầu lại một lần nữa đổi tên, từ Tràng Tiền thành Trường Tiền. Đây là tên gọi chính thức của cầu cho đến nay.Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa.Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh.Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca.Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca: Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Em theo không kịp, tội lắm anh ơi/ Bấy lâu mang tiếng chịu lời/ Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.Năm 1941, trong thời gian lưu lạc ở xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu như hình ảnh của chiếc lược ngà: Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cho đến ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng vị trí mang tính biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi...Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bắc qua sông Hương, nối liền hai phường Phú Hòa và phường Phú Hội của thành phố Huế, cầu trường Tiền là một chứng nhân lịch sử đặc biệt của mảnh đất Cố đô.
Tiền thân của cầu Trường Tiền là môt cây cầu làm bằng song mây bó chặt, dựng lần đầu vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), được dân gian gọi là cầu Mây. Sau này cầu được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát ván gỗ lim. Vì cầu có hình cái mống úp còn có tên là cầu Mống.
Năm 1897, cây cầu được Khâm sứ Trung Kỳ Lavécque cho xây dựng lại bằng sắt thép theo thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Gustave Eiffel. Năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên Thành Thái - vị vua triều Nguyễn đương thời.
Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,1m, rộng 6,2m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (bán nguyệt). Đây là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương theo thiết kế, kỹ thuật xây dựng của phương Tây.
Năm 1904, một trận bão lịch sử, thường được dân gian gọi là bão năm Thìn, làm cây cầu bị hư hỏng nặng, hất đổ xuống sông 4 nhịp dầm. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép.
Năm 1907, khi Vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên cầu thành Clémenceau - tên của thủ tướng Pháp thời Thế chiến I.
Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu được mở rộng hành lang hai bên dành cho xe đạp và người đi bộ và có các ban công phình rộng ra tại vị trí giữa hai nhịp cầu để nghỉ chân, tránh đường. Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Mặc dù trải qua nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cầu đã được người Huế gọi là cầu Trường Tiền. Tên gọi này bắt nguồn từ việc gần cầu có một công trường đúc tiền, gọi là Trường Tiền của nhà Nguyễn.
Năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, cầu bị giật mìn sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.
Trong chiến sự Mậu Thân 1968, trụ 3 và nhịp 4 của cầu bị phá hủy. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ, rồi cầu được tu sửa tạm thời.
Sau khi đất nước thống nhất, cầu được đổi tên từ cầu Nguyễn Hoàng thành cầu Tràng Tiền. Năm 1991, cầu được Công ty Cầu 1 Thăng Long tiến hành khôi phục. Đến năm 1995 cuộc trùng tu hoàn thành.
Sau cuộc trùng tu này, kiến trúc cầu có nhiều thay đổi so với nguyên bản, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên có từ thời Bảo Đại, lòng cầu bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu từ xưa của cầu là màu nhũ bạc...
Đến năm 2004 cầu lại một lần nữa đổi tên, từ Tràng Tiền thành Trường Tiền. Đây là tên gọi chính thức của cầu cho đến nay.
Đến tháng 8/2017, trên cơ sở tham vấn của các nhà văn hóa Huế, cầu Trường Tiền được sửa chữa và phục hồi lại các hạng mục của cây cầu xưa.
Điểm đáng chú ý là việc bổ sung lại hệ thống lan can gồm 10 ban công cho người đi bộ dừng chân, ngắm cảnh.
Sau lần trùng tu này, cầu Trường Tiền đã trở về gần với dáng vẻ cách đây một thế kỷ.
Trong hơn 100 năm soi bóng xuống sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành cảm hứng vô tận cho những tâm hồn yêu thi ca.
Cầu đã in dấu trong trái tim người dân Cố đô Huế qua câu ca: Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp/ Em theo không kịp, tội lắm anh ơi/ Bấy lâu mang tiếng chịu lời/ Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa.
Năm 1941, trong thời gian lưu lạc ở xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu như hình ảnh của chiếc lược ngà: Cầu cong như chiếc lược ngà/ Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, cho đến ngày nay ở Huế đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hương, nhưng vị trí mang tính biểu tượng của cầu Trường Tiền sẽ vĩnh viễn không bị thay đổi...
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.