Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người.Đến năm 221 TCN, Triệu Chính đã chinh phục được tất cả các nước ở Trung Quốc. Ông lấy tên là Tần Thủy Hoàng (vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần). Ông khẳng định đầy kiêu hãnh rằng triều đại của mình sẽ trị vì một ngàn năm.Nhân vật này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông, trị vì vương quốc 36 năm. Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này.Năm Tần Thủy Hoàng thứ 36 (tức năm 211 trước Công nguyên) xuất hiện một hiện tượng thiên văn mà thời đó gọi là "Huỳnh Hoặc Thủ Tâm". "Huỳnh Hoặc" thực tế là hiện tượng Sao Hỏa đến gần Trái Đất.Người Trung Quốc gọi hiện tượng khi Sao Hỏa đến gần Trái Đất tới mức có thể quan sát được như một ngôi sao đỏ rực trên bầu trờ là "Huỳnh Hoặc". Còn "Thủ Tâm" là hiện tượng họ đặt tên cho việc thấy được chòm sao Thiên Yết. Mà Thiên Yết được các vị hoàng đế coi là tượng trưng cho mình.Việc Sao Hỏa tiến gần Trái Đất vào cùng khoảng thời gian cùng với chòm sao Thiên Yết lại là điềm gở. Nó được ví như ngọn lửa rất lớn đến gần thiêu rụi biểu tượng của hoàng đế, sẽ xuất hiện đại họa cho người nào đang làm vua ở thời điểm đó.Năm thứ 36 thời Tần Thủy Hoàng, các ghi chép lịch sử ghi lại về một biến cố. Đó là một Thiên thạch lớn đã rơi xuống vùng Quận Đông của nhà Tần (nay là vùng đất giáp tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung Quốc). Điều đáng nói là trên Thiên Thạch có kí hiệu tựa như dòng chữ "Tần Thủy Hoàng Tử Nhi Địa Phân".Có nghĩa là Tần Thủy Hoàng sẽ chết và đất nước sẽ lại bị chia cắt. Không rõ đây là sự trùng hợp hay có ai đó đã cố tình khắc dòng chữ này vào Thiên Thạch sau khi nó rơi xuống.Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà. Khi Tần Thủy Hoàng sai một sứ giả đi truyền tin trong đêm thì người này bị chặn lại bởi một kẻ lạ mặt. Kẻ lạ mặt này cầm một miếng ngọc đưa cho sứ giả và lẩm bẩm rằng "Kim Niên Tổ Long Tử".Đại ý là năm nay hoàng đế đầu tiên (tức Tổ Long) có thể sẽ chết. Sứ giả kinh hãi định bắt lại hỏi thì người này đã nhanh chân chạy mất. Tần Thủy Hoàng sau khi được nghe sứ giả thuật lại liền hiểu rằng Tổ Long ám chỉ mình.Ông cho người kiểm tra lại miếng ngọc thì bàng hoàng phát hiện ra đó chính là miếng ngọc năm năm 28 tuổi Thủy Hoàng thả xuống sông để tế Thủy Thần trong lúc ra ngoài tuần tra.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người.
Đến năm 221 TCN, Triệu Chính đã chinh phục được tất cả các nước ở Trung Quốc. Ông lấy tên là Tần Thủy Hoàng (vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần). Ông khẳng định đầy kiêu hãnh rằng triều đại của mình sẽ trị vì một ngàn năm.
Nhân vật này không chỉ được người đời chú ý, từ yếu tố con người, đời tư, công, tội mà ngay cả cái chết của ông với nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cũng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.
Cuốn “Sử ký” của Trung Quốc ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi du tuần, thị sát về phía Đông, trị vì vương quốc 36 năm. Tuy nhiên cho đến nay, giới sử gia của nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều xung quanh cái chết này.
Năm Tần Thủy Hoàng thứ 36 (tức năm 211 trước Công nguyên) xuất hiện một hiện tượng thiên văn mà thời đó gọi là "Huỳnh Hoặc Thủ Tâm". "Huỳnh Hoặc" thực tế là hiện tượng Sao Hỏa đến gần Trái Đất.
Người Trung Quốc gọi hiện tượng khi Sao Hỏa đến gần Trái Đất tới mức có thể quan sát được như một ngôi sao đỏ rực trên bầu trờ là "Huỳnh Hoặc". Còn "Thủ Tâm" là hiện tượng họ đặt tên cho việc thấy được chòm sao Thiên Yết. Mà Thiên Yết được các vị hoàng đế coi là tượng trưng cho mình.
Việc Sao Hỏa tiến gần Trái Đất vào cùng khoảng thời gian cùng với chòm sao Thiên Yết lại là điềm gở. Nó được ví như ngọn lửa rất lớn đến gần thiêu rụi biểu tượng của hoàng đế, sẽ xuất hiện đại họa cho người nào đang làm vua ở thời điểm đó.
Năm thứ 36 thời Tần Thủy Hoàng, các ghi chép lịch sử ghi lại về một biến cố. Đó là một Thiên thạch lớn đã rơi xuống vùng Quận Đông của nhà Tần (nay là vùng đất giáp tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung Quốc). Điều đáng nói là trên Thiên Thạch có kí hiệu tựa như dòng chữ "Tần Thủy Hoàng Tử Nhi Địa Phân".
Có nghĩa là Tần Thủy Hoàng sẽ chết và đất nước sẽ lại bị chia cắt. Không rõ đây là sự trùng hợp hay có ai đó đã cố tình khắc dòng chữ này vào Thiên Thạch sau khi nó rơi xuống.
Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà. Khi Tần Thủy Hoàng sai một sứ giả đi truyền tin trong đêm thì người này bị chặn lại bởi một kẻ lạ mặt. Kẻ lạ mặt này cầm một miếng ngọc đưa cho sứ giả và lẩm bẩm rằng "Kim Niên Tổ Long Tử".
Đại ý là năm nay hoàng đế đầu tiên (tức Tổ Long) có thể sẽ chết. Sứ giả kinh hãi định bắt lại hỏi thì người này đã nhanh chân chạy mất. Tần Thủy Hoàng sau khi được nghe sứ giả thuật lại liền hiểu rằng Tổ Long ám chỉ mình.
Ông cho người kiểm tra lại miếng ngọc thì bàng hoàng phát hiện ra đó chính là miếng ngọc năm năm 28 tuổi Thủy Hoàng thả xuống sông để tế Thủy Thần trong lúc ra ngoài tuần tra.