Sinh ở Bavaria ngày 12/1/1893, Hermann Goering là lãnh đạo cấp cao của chính quyền Đức quốc xã. Được mệnh danh là nhân vật số 2 của Đức quốc xã sau trùm phát xít Hitler, chức vụ cao nhất mà Hermann từng nắm giữ là Thống chế Đế chế. Trước khi làm việc cho Hitler, Hermann làm chỉ huy một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến 1. Y từng được ban thưởng Huân chương Pour le Merite của Phổ.Đến năm 1921, Hermann lần đầu gặp trùm phát xít Hitler. Y bị hấp dẫn bởi tư tưởng, tài ăn nói đầy sức thuyết phục của trùm phát xít về tương lai của nước Đức, muốn đưa quốc gia này trở lại thời kỳ huy hoàng trước khi Thế chiến 1 nổ ra.Vì vậy, Hermann dốc hết sức làm việc cho Hitler, bao gồm việc cùng tham gia cuộc “đảo chính nhà hàng bia” ngày 8/11/1923 tại Bayern. Mục đích của Hitler là nhằm phá hoại chính quyền bang Bayern, dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar.Trong sự kiện này, Hermann bị thương nặng rồi bỏ trốn sang Áo do cuộc bạo loạn thất bại. Hitler không may mắn như vậy khi bị bắt giữ và kết tội phản quốc. Hitler bị kết án 5 năm tù nhưng được ân xá sau 6 tháng giam giữ. Một thời gian sau khi tới Áo, Hermann tới Thụy Điển sống và làm việc cho một công ty máy bay. Đến năm 1927, Đức ban hành lệnh ân xá chính trị nên gã về Berlin với hy vọng tìm kiếm cơ hội để tiếp tục làm việc với Hitler.Thời gian đầu ở Đức, Hermann xin vào làm việc cho các công ty máy bay và Hãng Hàng không Lufthansa. Sau đó, y dần dần mở rộng các mối quan hệ để kết nối với Hitler. Năm 1928, Hitler đã chọn Hermann là một trong số 12 người đại diện cho đảng Quốc xã trong Nghị viện.Được Hitler tin tưởng, Hermann thăng tiến trở thành Chủ tịch Nghị viện vào cuối năm 1932. Những tháng sau đó, Hermann đóng vai trò quan trọng giúp Hitler trở thành Thủ tướng Đức và sau đó là Quốc trưởng.Khi Hitler trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Đức, con đường thăng tiến của Hermann ngày càng rộng mở. Y được giao nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền phát xít Đức như: Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1934 - 1936), Bộ trưởng Hàng không kiêm Tư lệnh Không quân (1935 - 1945), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Kế hoạch Bốn năm (1936).Sau khi Đức tấn công Ba Lan và Chiến tranh thế giới 2 chính thức nổ ra, Hitler từng phát biểu trong bài diễn văn ngày 1/9/1939 về việc Hermann sẽ là "người kế vị" nếu trùm phát xít chết.Đến năm 1941, Hermann trở thành người mang quân hàm cao nhất của Đức quốc xã: Thống chế Đế chế. Từ đây, y trở thành nhân vật số 2 của Đức quốc xã sau trùm phát xít Hitler. Nhiều tội ác rùng rợn của phát xít Đức đều có sự tham gia của gã, bao gồm cuộc diệt chủng người Do Thái khiến khoảng 6 triệu người thiệt mạng.Khi Hitler tự sát, Đức quốc xã bại trận và đầu hàng quân Đồng minh, Hermann ra đầu hàng quân đội Mỹ ngày 8/5/1945. Sau đó, nhân vật số 2 của Đức quốc xã bị đưa ra xét xử ở phiên tòa Nurnberg. Với những tội ác đã gây ra, y bị kết án tử hình. Trước đêm thi hành án ngày 15/10/1946, gã tự sát bằng viẹc uống thuốc độc.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Sinh ở Bavaria ngày 12/1/1893, Hermann Goering là lãnh đạo cấp cao của chính quyền Đức quốc xã. Được mệnh danh là nhân vật số 2 của Đức quốc xã sau trùm phát xít Hitler, chức vụ cao nhất mà Hermann từng nắm giữ là Thống chế Đế chế. Trước khi làm việc cho Hitler, Hermann làm chỉ huy một phi đội máy bay chiến đấu trong Thế chiến 1. Y từng được ban thưởng Huân chương Pour le Merite của Phổ.
Đến năm 1921, Hermann lần đầu gặp trùm phát xít Hitler. Y bị hấp dẫn bởi tư tưởng, tài ăn nói đầy sức thuyết phục của trùm phát xít về tương lai của nước Đức, muốn đưa quốc gia này trở lại thời kỳ huy hoàng trước khi Thế chiến 1 nổ ra.
Vì vậy, Hermann dốc hết sức làm việc cho Hitler, bao gồm việc cùng tham gia cuộc “đảo chính nhà hàng bia” ngày 8/11/1923 tại Bayern. Mục đích của Hitler là nhằm phá hoại chính quyền bang Bayern, dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar.
Trong sự kiện này, Hermann bị thương nặng rồi bỏ trốn sang Áo do cuộc bạo loạn thất bại. Hitler không may mắn như vậy khi bị bắt giữ và kết tội phản quốc. Hitler bị kết án 5 năm tù nhưng được ân xá sau 6 tháng giam giữ. Một thời gian sau khi tới Áo, Hermann tới Thụy Điển sống và làm việc cho một công ty máy bay. Đến năm 1927, Đức ban hành lệnh ân xá chính trị nên gã về Berlin với hy vọng tìm kiếm cơ hội để tiếp tục làm việc với Hitler.
Thời gian đầu ở Đức, Hermann xin vào làm việc cho các công ty máy bay và Hãng Hàng không Lufthansa. Sau đó, y dần dần mở rộng các mối quan hệ để kết nối với Hitler. Năm 1928, Hitler đã chọn Hermann là một trong số 12 người đại diện cho đảng Quốc xã trong Nghị viện.
Được Hitler tin tưởng, Hermann thăng tiến trở thành Chủ tịch Nghị viện vào cuối năm 1932. Những tháng sau đó, Hermann đóng vai trò quan trọng giúp Hitler trở thành Thủ tướng Đức và sau đó là Quốc trưởng.
Khi Hitler trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Đức, con đường thăng tiến của Hermann ngày càng rộng mở. Y được giao nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền phát xít Đức như: Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1934 - 1936), Bộ trưởng Hàng không kiêm Tư lệnh Không quân (1935 - 1945), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Kế hoạch Bốn năm (1936).
Sau khi Đức tấn công Ba Lan và Chiến tranh thế giới 2 chính thức nổ ra, Hitler từng phát biểu trong bài diễn văn ngày 1/9/1939 về việc Hermann sẽ là "người kế vị" nếu trùm phát xít chết.
Đến năm 1941, Hermann trở thành người mang quân hàm cao nhất của Đức quốc xã: Thống chế Đế chế. Từ đây, y trở thành nhân vật số 2 của Đức quốc xã sau trùm phát xít Hitler. Nhiều tội ác rùng rợn của phát xít Đức đều có sự tham gia của gã, bao gồm cuộc diệt chủng người Do Thái khiến khoảng 6 triệu người thiệt mạng.
Khi Hitler tự sát, Đức quốc xã bại trận và đầu hàng quân Đồng minh, Hermann ra đầu hàng quân đội Mỹ ngày 8/5/1945. Sau đó, nhân vật số 2 của Đức quốc xã bị đưa ra xét xử ở phiên tòa Nurnberg. Với những tội ác đã gây ra, y bị kết án tử hình. Trước đêm thi hành án ngày 15/10/1946, gã tự sát bằng viẹc uống thuốc độc.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.