Ngày 19/9, buổi ra mắt sách Mùa hè không tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh diễn ra tại TP.HCM. Tác phẩm gồm 292 trang, xoay quanh những câu chuyện tuổi thơ xen lẫn câu chuyện tình thân, nỗi khát khao hạnh phúc êm đềm, sự bỡ ngỡ bước vào tuổi mới lớn của các nhân vật tại làng Đo Đo (xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) - nơi tác giả sống từ nhỏ, từng xuất hiện trong tác phẩm Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây của ông.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tin rằng độc giả ở mọi độ tuổi đều thấy hình ảnh của mình trong Mùa hè không tên vì đây là tác phẩm dành cho “trẻ em và những ai đã từng là trẻ em”.Đây là cuốn sách thứ 3 có bối cảnh mùa hè của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sau Hạ đỏ và Bảy bước tới mùa hè, được lấy cảm hứng từ những điều thân thuộc và gần gũi như: khung cảnh làng quê, trò chơi tuổi thơ, sự rung động đầu đời, bạn bè, trường lớp. Nhà văn cho biết có một niềm lưu luyến đặc biệt với mùa hè cũng như tiếng ve, hoa phượng vì sự gắn liền với tuổi học trò. “Nếu không có cành hoa phượng, tôi cũng không biết lấy gì gắn lên chiếc áo tuổi thơ”, ông chia sẻ.Lý giải tên tác phẩm, tác giả Nguyễn Nhật Ánh muốn một cái tên không giống với những mùa hè khác trong đời mình, từng dự định đặt là Mùa hè chia tay, Mùa hè ưu tư, Mùa hè định mệnh, Mùa hè có mây tím bay nhưng cảm thấy không phù hợp. Sau cùng, nhà văn cảm thấy mùa hè đặc biệt của mình không cần một cái tên riêng.Ông chia sẻ trong tác phẩm: "Mỗi lần đầu óc tôi quay ngược về thời kỳ đó, tôi luôn thấy lòng đầy xáo trộn. Nó đã khắc lên số phận tôi những dấu vết không thể phai mờ - như vết chàm mà con người ta phải mang theo cho đến tận cuối đời".Khi viết Mùa hè không tên, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bị ám ảnh, tiếc nuối với những vui vẻ, rung động thời thơ ấu của mình. Ông cho rằng nhiều năm nay bản thân viết sách để "kéo tuổi thơ gần lại", thỉnh thoảng viết về chủ đề khác để tìm trải nghiệm mới nhưng sau cùng đều quay về “cội nguồn sáng tạo” là tuổi thơ. Điều này cũng nói lên nỗi ám ảnh của nhà văn về thời gian.Tác giả Nguyễn Nhật Ánh cho biết 40 năm nay bản thân "viết đi viết lại" các câu chuyện tuổi thơ. Song, Mùa hè không tên không chỉ tập trung vào các nhân vật chính như trong tác phẩm Mắt biếc mà sẽ có nhiều tình tiết nói rõ thân phận những người dân làng Đo Đo. Nhà văn muốn thêu lên bức tranh làng quê thời nhỏ của mình, trong đó mỗi số phận nhân vật là một chỉ màu.Về việc các tác phẩm nổi tiếng của mình đều có đoạn kết buồn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định các nhân vật trong sách không phải con rối mà tác giả có thể giật dây. Các diễn biến trong tác phẩm đều dựa trên sự phát triển tâm lý nhân vật, sự va đập của các tình huống, tác giả không can thiệp quá nhiều và không thể dự định trước. Theo nhà văn, đoạn kết đẹp chỉ khiến bạn đọc thoả mãn. Điều ngược lại sẽ ám ảnh hơn, khiến độc giả “đào bới” lại tác phẩm, thậm chí sắp xếp lại các tình huống, viết thêm ngoại truyện sao cho phù hợp với ý thích của mình.Mùa hè không tên có 25 hình minh họa lớn, nhiều minh họa nhỏ xen kẽ thực hiện bởi họa sĩ Hoàng Tường, sẽ được phát hành toàn quốc vào ngày 22/9. Mùa hè không tên đồng thời xuất hiện tại Hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt (Đức) vào tháng 10. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không giao lưu ký tặng trực tiếp cho bạn đọc. Thay vào đó, hơn 3.000 cuốn sách có chữ ký của ông sẽ được phát hành cho độc giả khắp cả nước.Đọc Mùa hè không tên sẽ thấy giọng văn của tác giả có sự thoải mái và ấm áp, như khi kể về những ký ức mình thương quý. Điểm nhấn trong tác phẩm là những đoạn thơ trong veo và cách kết thúc rất đặc biệt.
Ngày 19/9, buổi ra mắt sách Mùa hè không tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh diễn ra tại TP.HCM. Tác phẩm gồm 292 trang, xoay quanh những câu chuyện tuổi thơ xen lẫn câu chuyện tình thân, nỗi khát khao hạnh phúc êm đềm, sự bỡ ngỡ bước vào tuổi mới lớn của các nhân vật tại làng Đo Đo (xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) - nơi tác giả sống từ nhỏ, từng xuất hiện trong tác phẩm Mắt biếc, Ngồi khóc trên cây của ông.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tin rằng độc giả ở mọi độ tuổi đều thấy hình ảnh của mình trong Mùa hè không tên vì đây là tác phẩm dành cho “trẻ em và những ai đã từng là trẻ em”.
Đây là cuốn sách thứ 3 có bối cảnh mùa hè của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sau Hạ đỏ và Bảy bước tới mùa hè, được lấy cảm hứng từ những điều thân thuộc và gần gũi như: khung cảnh làng quê, trò chơi tuổi thơ, sự rung động đầu đời, bạn bè, trường lớp. Nhà văn cho biết có một niềm lưu luyến đặc biệt với mùa hè cũng như tiếng ve, hoa phượng vì sự gắn liền với tuổi học trò. “Nếu không có cành hoa phượng, tôi cũng không biết lấy gì gắn lên chiếc áo tuổi thơ”, ông chia sẻ.
Lý giải tên tác phẩm, tác giả Nguyễn Nhật Ánh muốn một cái tên không giống với những mùa hè khác trong đời mình, từng dự định đặt là Mùa hè chia tay, Mùa hè ưu tư, Mùa hè định mệnh, Mùa hè có mây tím bay nhưng cảm thấy không phù hợp. Sau cùng, nhà văn cảm thấy mùa hè đặc biệt của mình không cần một cái tên riêng.
Ông chia sẻ trong tác phẩm: "Mỗi lần đầu óc tôi quay ngược về thời kỳ đó, tôi luôn thấy lòng đầy xáo trộn. Nó đã khắc lên số phận tôi những dấu vết không thể phai mờ - như vết chàm mà con người ta phải mang theo cho đến tận cuối đời".
Khi viết Mùa hè không tên, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bị ám ảnh, tiếc nuối với những vui vẻ, rung động thời thơ ấu của mình. Ông cho rằng nhiều năm nay bản thân viết sách để "kéo tuổi thơ gần lại", thỉnh thoảng viết về chủ đề khác để tìm trải nghiệm mới nhưng sau cùng đều quay về “cội nguồn sáng tạo” là tuổi thơ. Điều này cũng nói lên nỗi ám ảnh của nhà văn về thời gian.
Tác giả Nguyễn Nhật Ánh cho biết 40 năm nay bản thân "viết đi viết lại" các câu chuyện tuổi thơ. Song, Mùa hè không tên không chỉ tập trung vào các nhân vật chính như trong tác phẩm Mắt biếc mà sẽ có nhiều tình tiết nói rõ thân phận những người dân làng Đo Đo. Nhà văn muốn thêu lên bức tranh làng quê thời nhỏ của mình, trong đó mỗi số phận nhân vật là một chỉ màu.
Về việc các tác phẩm nổi tiếng của mình đều có đoạn kết buồn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định các nhân vật trong sách không phải con rối mà tác giả có thể giật dây. Các diễn biến trong tác phẩm đều dựa trên sự phát triển tâm lý nhân vật, sự va đập của các tình huống, tác giả không can thiệp quá nhiều và không thể dự định trước. Theo nhà văn, đoạn kết đẹp chỉ khiến bạn đọc thoả mãn. Điều ngược lại sẽ ám ảnh hơn, khiến độc giả “đào bới” lại tác phẩm, thậm chí sắp xếp lại các tình huống, viết thêm ngoại truyện sao cho phù hợp với ý thích của mình.
Mùa hè không tên có 25 hình minh họa lớn, nhiều minh họa nhỏ xen kẽ thực hiện bởi họa sĩ Hoàng Tường, sẽ được phát hành toàn quốc vào ngày 22/9. Mùa hè không tên đồng thời xuất hiện tại Hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt (Đức) vào tháng 10. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không giao lưu ký tặng trực tiếp cho bạn đọc. Thay vào đó, hơn 3.000 cuốn sách có chữ ký của ông sẽ được phát hành cho độc giả khắp cả nước.
Đọc Mùa hè không tên sẽ thấy giọng văn của tác giả có sự thoải mái và ấm áp, như khi kể về những ký ức mình thương quý. Điểm nhấn trong tác phẩm là những đoạn thơ trong veo và cách kết thúc rất đặc biệt.