Trận Waterloo được biết đến là trận chiến cuối cùng của Hoàng đế Napoleon lừng lẫy nước Pháp.Trong trận chiến diễn ra vào ngày 18/6/1815, điều kiện mưa ẩm và bùn lầy đã giúp liên quân do Anh đứng đầu đánh bại lực lượng của Hoàng đế Pháp Napoleon.Lượng mưa lớn ở châu Âu trong tháng 5 và 6/1815 khi ấy có thể là kết quả từ vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa, Indonesia xảy ra vào ngày 5/4/1815.Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa trên đã khiến 100.000 người thiệt mạng.Thảm kịch thiên nhiên này cũng khiến nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 3 độ C trong năm tiếp theo (1816).Thời tiết lạnh giá kéo dài trong nhiều tháng ở châu Âu và Bắc Mỹ khiến năm 1816 còn được gọi là "Năm không có mùa Hè".Tiến sĩ Matthew Genge công tác tại khoa Khoa học Trái Đất và công trình thuộc Trường Imperial College London cho hay nhóm nghiên cứu của ông phát hiện tro núi lửa tích điện từ vụ phun trào có thể tạo thành mạch ngắn dẫn dòng điện ở tầng điện ly, tầng bên trên của khí quyển chịu trách nhiệm hình thành đám mây.Tiến sĩ Genge còn cho hay vụ phun trào núi lửa Tambora kéo theo mây giông, gây mưa lớn trên khắp châu Âu, góp phần vào thất bại lịch sử của Hoàng đế Napoleon.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Trận Waterloo được biết đến là trận chiến cuối cùng của Hoàng đế Napoleon lừng lẫy nước Pháp.
Trong trận chiến diễn ra vào ngày 18/6/1815, điều kiện mưa ẩm và bùn lầy đã giúp liên quân do Anh đứng đầu đánh bại lực lượng của Hoàng đế Pháp Napoleon.
Lượng mưa lớn ở châu Âu trong tháng 5 và 6/1815 khi ấy có thể là kết quả từ vụ phun trào núi lửa Tambora trên đảo Sumbawa, Indonesia xảy ra vào ngày 5/4/1815.
Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa trên đã khiến 100.000 người thiệt mạng.
Thảm kịch thiên nhiên này cũng khiến nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 3 độ C trong năm tiếp theo (1816).
Thời tiết lạnh giá kéo dài trong nhiều tháng ở châu Âu và Bắc Mỹ khiến năm 1816 còn được gọi là "Năm không có mùa Hè".
Tiến sĩ Matthew Genge công tác tại khoa Khoa học Trái Đất và công trình thuộc Trường Imperial College London cho hay nhóm nghiên cứu của ông phát hiện tro núi lửa tích điện từ vụ phun trào có thể tạo thành mạch ngắn dẫn dòng điện ở tầng điện ly, tầng bên trên của khí quyển chịu trách nhiệm hình thành đám mây.
Tiến sĩ Genge còn cho hay vụ phun trào núi lửa Tambora kéo theo mây giông, gây mưa lớn trên khắp châu Âu, góp phần vào thất bại lịch sử của Hoàng đế Napoleon.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)