Trong Tây Du Ký, mọi nhân vật đều được lấy cảm hứng từ những người thật hoặc con vật ngoài đời thực. Đó có lẽ cũng là cách để bộ phim tạo cảm giác gần gũi cho người xem.Nếu chú ý bạn sẽ thấy tất cả các yêu quái trong Tây Du Ký đều xây dựng từ một loài vật nào đó. Chúng có thể là nhện, trâu, bò, hổ, cáo, chim…Được biết, Ngô Thừa Ân vốn đã rất thích những câu chuyện ma quỷ và nghiên cứu chúng từ nhỏ. Sau này tác giả này quyết định kết hợp hiện thực và tưởng tượng để phản ánh tình hình xã hội ngày ấy.Ngô Thừa Ân đã khéo léo lồng ghép từng loại động vật vào những yêu quái, thậm chí là thần tiên xuất hiện trên đường thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh. Thế nhưng, con vật gần gũi như mèo tuyệt nhiên lại không hề xuất hiện. Lý do vì đâu?Trên thực tế, Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời vua Gia Tĩnh, nhà Minh. Khi này mèo là loài vật rất được coi trọng, đến mức hoàng đế còn lập ra “phòng mèo” để nuôi dưỡng chúng.Mèo ở thời vua Gia Tĩnh là loài vật biểu tượng cho quyền lực, may mắn và rất được vua yêu thích.Cũng vì thế mà dễ hiểu vì sao Ngô Thừa Ân không dám biến mèo thành yêu quái trong truyện của mình. Điều đó chẳng khác gì xúc phạm nhà vua, khiến tác phẩm của mình gặp khó trong lưu hành.Ngoài ra, đây cũng là sự tôn trọng văn hóa và quy định thời đại của tác giả Tây Du Ký.Chúng ta có thể nhận thấy, tiểu thuyết này không chỉ đơn giản là một câu chuyện thỉnh kinh mà còn phản ánh văn hóa, xã hội Trung Quốc thời điểm đó. Mỗi một chi tiết, yêu quái hay nhân vật của Tây Du Ký đều có ý nghĩa và bài học riêng.
Trong Tây Du Ký, mọi nhân vật đều được lấy cảm hứng từ những người thật hoặc con vật ngoài đời thực. Đó có lẽ cũng là cách để bộ phim tạo cảm giác gần gũi cho người xem.
Nếu chú ý bạn sẽ thấy tất cả các yêu quái trong Tây Du Ký đều xây dựng từ một loài vật nào đó. Chúng có thể là nhện, trâu, bò, hổ, cáo, chim…
Được biết, Ngô Thừa Ân vốn đã rất thích những câu chuyện ma quỷ và nghiên cứu chúng từ nhỏ. Sau này tác giả này quyết định kết hợp hiện thực và tưởng tượng để phản ánh tình hình xã hội ngày ấy.
Ngô Thừa Ân đã khéo léo lồng ghép từng loại động vật vào những yêu quái, thậm chí là thần tiên xuất hiện trên đường thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh. Thế nhưng, con vật gần gũi như mèo tuyệt nhiên lại không hề xuất hiện. Lý do vì đâu?
Trên thực tế, Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời vua Gia Tĩnh, nhà Minh. Khi này mèo là loài vật rất được coi trọng, đến mức hoàng đế còn lập ra “phòng mèo” để nuôi dưỡng chúng.
Mèo ở thời vua Gia Tĩnh là loài vật biểu tượng cho quyền lực, may mắn và rất được vua yêu thích.
Cũng vì thế mà dễ hiểu vì sao Ngô Thừa Ân không dám biến mèo thành yêu quái trong truyện của mình. Điều đó chẳng khác gì xúc phạm nhà vua, khiến tác phẩm của mình gặp khó trong lưu hành.
Ngoài ra, đây cũng là sự tôn trọng văn hóa và quy định thời đại của tác giả Tây Du Ký.
Chúng ta có thể nhận thấy, tiểu thuyết này không chỉ đơn giản là một câu chuyện thỉnh kinh mà còn phản ánh văn hóa, xã hội Trung Quốc thời điểm đó. Mỗi một chi tiết, yêu quái hay nhân vật của Tây Du Ký đều có ý nghĩa và bài học riêng.