Vào lúc 7h55 sáng ngày 7/12/1941, Không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ mở cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng ở bang Hawaii.Sau khoảng 2 giờ bị lực lượng Nhật Bản tấn công dữ dội, gần 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 quân nhân, dân thường thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hơn 1.100. Đây là con số thương vong lớn đối với Mỹ. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức tham gia Thế chiến 2.Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công trên, nhân viên dân sự Julio DeCastro làm việc ở xưởng chữa tàu tại Trân Châu Cảng cũng có mặt. Theo đó, ông chứng kiến tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật úp do trúng bom đạn, ngư lôi của kẻ địch.Sau khi máy bay Nhật Bản rời đi, ông DeCastro nghe thấy tiếng các thủy thủ đập tay vào thân tàu để cầu cứu. Vì vậy, ông cùng các đồng nghiệp nhanh chóng chạy tới nhằm giải cứu các thủy thủ Mỹ đang mắc kẹt trong tuần dương hạm USS Oklahoma.Nhóm của ông DeCastro dùng nhiều cách để có thể tiếp cận bên trong tàu như dùng đèn hàn, súng bắn đạn ghém, súng đục lỗ khí nén...Tuy nhiên, do lớp vỏ tàu được gia cố lớp giáp dàu nên nhóm giải cứu rất khó cưa thủng lớp bảo vệ này để vào trong thân tàu.Về sau, chỉ huy E.P. Kranzfelder tìm thấy sổ tay hướng dẫn có liệt kê nhiều sơ đồ cùng thông tin chi tiết về tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật. Nhờ vậy, tất cả cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra cách tiến vào bên trong tàu. Họ làm việc suốt cả ngày lẫn đêm để phá lớp vỏ tàu, giải cứu người gặp nạn.Nhóm của ông DeCastro làm việc trong cái nắng nóng của ban ngày và thời tiết lạnh giá vào buổi đêm. Dù vất vả nhưng tất cả không bỏ cuộc và chạy đua với thời gian với mong muốn cứu được các thủy thủ trước khi nguồn cung oxy bên trong tàu cạn kiệt.Sau nhiều nỗ lực, ông DeCastro cùng các đồng nghiệp phá vách ngăn khoang và giải cứu được 32 thuyền viên mắc kẹt trong tàu USS Oklahoma.Không may mắn như 32 thủy thủ trên, 429 người khác thiệt mạng khi tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật.Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THDT.
Vào lúc 7h55 sáng ngày 7/12/1941, Không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ mở cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng ở bang Hawaii.
Sau khoảng 2 giờ bị lực lượng Nhật Bản tấn công dữ dội, gần 20 tàu chiến Mỹ bị chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 quân nhân, dân thường thiệt mạng. Số người bị thương lên đến hơn 1.100. Đây là con số thương vong lớn đối với Mỹ. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức tham gia Thế chiến 2.
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công trên, nhân viên dân sự Julio DeCastro làm việc ở xưởng chữa tàu tại Trân Châu Cảng cũng có mặt. Theo đó, ông chứng kiến tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật úp do trúng bom đạn, ngư lôi của kẻ địch.
Sau khi máy bay Nhật Bản rời đi, ông DeCastro nghe thấy tiếng các thủy thủ đập tay vào thân tàu để cầu cứu. Vì vậy, ông cùng các đồng nghiệp nhanh chóng chạy tới nhằm giải cứu các thủy thủ Mỹ đang mắc kẹt trong tuần dương hạm USS Oklahoma.
Nhóm của ông DeCastro dùng nhiều cách để có thể tiếp cận bên trong tàu như dùng đèn hàn, súng bắn đạn ghém, súng đục lỗ khí nén...
Tuy nhiên, do lớp vỏ tàu được gia cố lớp giáp dàu nên nhóm giải cứu rất khó cưa thủng lớp bảo vệ này để vào trong thân tàu.
Về sau, chỉ huy E.P. Kranzfelder tìm thấy sổ tay hướng dẫn có liệt kê nhiều sơ đồ cùng thông tin chi tiết về tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật. Nhờ vậy, tất cả cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra cách tiến vào bên trong tàu. Họ làm việc suốt cả ngày lẫn đêm để phá lớp vỏ tàu, giải cứu người gặp nạn.
Nhóm của ông DeCastro làm việc trong cái nắng nóng của ban ngày và thời tiết lạnh giá vào buổi đêm. Dù vất vả nhưng tất cả không bỏ cuộc và chạy đua với thời gian với mong muốn cứu được các thủy thủ trước khi nguồn cung oxy bên trong tàu cạn kiệt.
Sau nhiều nỗ lực, ông DeCastro cùng các đồng nghiệp phá vách ngăn khoang và giải cứu được 32 thuyền viên mắc kẹt trong tàu USS Oklahoma.
Không may mắn như 32 thủy thủ trên, 429 người khác thiệt mạng khi tuần dương hạm USS Oklahoma bị lật.
Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THDT.