Bắc qua con sông Zayandeh ở thành phố Isfahan, cầu Khaju là cây cầu cổ nổi tiếng nhất đất nước Iran cũng như toàn bộ thế giới Hồi giáo.Cây cầu này dài 133m và rộng gần 14m với 23 nhịp, được vua Abbas đệ nhị của vương quốc Ba Tư cho xây dựng từ năm 1650 trên nền móng của một cây cầu cũ. Cầu mang một kiến trúc độc đáo với hai thành cầu là hai dãy cửa vòm có mái che mang phong cách kiến trúc Ba Tư.Theo thiết kế, người đi bộ sẽ sử dụng lối đi giữa các vòm hai bên cánh, còn lối đi ở giữa dành cho xe ngựa. Ngày nay cây cầu này chỉ còn dành cho người đi bộ.Ngoài chức năng giao thông, cầu Khaju còn kiêm luôn cả công năng của một kênh đập nước, điều hòa dòng chảy của con sông.Vì vậy phần chân cầu được thiết kế nhô lên khỏi mặt nước, khiến nhiều người tưởng đây là một cây cầu hai tầng.Thực chất, tầng dưới của cầu chính là chân cầu được thiết kế để tận dụng khoảng không giữa chân cầu làm các cửa cống. Các phiến đá được sử dụng ở đây có chiều dài tới 2m.Khi các cửa cống được đóng lại, mực nước sẽ dâng lên mức cao hơn để phục vụ cho việc tưới tiêu của các cánh đồng dọc hai bên con sông Zayandeh.Khi đêm xuống, cầu Khaju hiện lên với dáng vẻ vô cùng tráng lệ nhờ ánh sáng của những ngọn đèn soi bóng xuống dòng sông.Một điều đáng ngạc nhiên là trong 400 năm qua, cây cầu mới chỉ phải tu sửa một lần vào năm 1873.
Bắc qua con sông Zayandeh ở thành phố Isfahan, cầu Khaju là cây cầu cổ nổi tiếng nhất đất nước Iran cũng như toàn bộ thế giới Hồi giáo.
Cây cầu này dài 133m và rộng gần 14m với 23 nhịp, được vua Abbas đệ nhị của vương quốc Ba Tư cho xây dựng từ năm 1650 trên nền móng của một cây cầu cũ.
Cầu mang một kiến trúc độc đáo với hai thành cầu là hai dãy cửa vòm có mái che mang phong cách kiến trúc Ba Tư.
Theo thiết kế, người đi bộ sẽ sử dụng lối đi giữa các vòm hai bên cánh, còn lối đi ở giữa dành cho xe ngựa. Ngày nay cây cầu này chỉ còn dành cho người đi bộ.
Ngoài chức năng giao thông, cầu Khaju còn kiêm luôn cả công năng của một kênh đập nước, điều hòa dòng chảy của con sông.
Vì vậy phần chân cầu được thiết kế nhô lên khỏi mặt nước, khiến nhiều người tưởng đây là một cây cầu hai tầng.
Thực chất, tầng dưới của cầu chính là chân cầu được thiết kế để tận dụng khoảng không giữa chân cầu làm các cửa cống. Các phiến đá được sử dụng ở đây có chiều dài tới 2m.
Khi các cửa cống được đóng lại, mực nước sẽ dâng lên mức cao hơn để phục vụ cho việc tưới tiêu của các cánh đồng dọc hai bên con sông Zayandeh.
Khi đêm xuống, cầu Khaju hiện lên với dáng vẻ vô cùng tráng lệ nhờ ánh sáng của những ngọn đèn soi bóng xuống dòng sông.
Một điều đáng ngạc nhiên là trong 400 năm qua, cây cầu mới chỉ phải tu sửa một lần vào năm 1873.