Bảng chữ cái La Mã: Ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngay cả những ngôn ngữ không có nguồn gốc từ tiếng Latin như tiếng Anh hoặc tiếng Đức cũng sử dụng bảng chữ cái La Mã. Bên cạnh đó, chính người dân đế chế La Mã đã tiếp thu bảng chữ cái Hy Lạp và phát triển thành chữ Latin, cơ sở cho nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha... Ảnh: Shutterstock.Chữ số: Hệ thống chữ số La Mã hình thành từ 7 chữ cái in hoa: I, V, X, L, C, D và M. Được tạo ra và sử dụng rộng rãi ở La Mã cổ đại, bảng chữ số này vẫn còn hữu ích cho đến ngày nay với nhiều ứng dụng trong các môn học, nghiên cứu và đời sống. Ảnh: Shutterstock.Lịch: Lịch hiện đại mà chúng ta đang sử dụng, gồm 365 ngày và 12 tháng, cũng có nguồn gốc từ La Mã, do Julius Cesar tạo ra vào năm 46 TCN. Ảnh: Depositphotos.Nằm tại trung tâm của Rome (Italy), Đấu trường La Mã trở thành một trong những biểu tượng trường tồn nhất của đế chế La Mã và lọt top 7 kỳ quan của thế giới mới. Công trình này được khởi công dưới thời kỳ của hoàng đế Vespasian vào năm 72 SCN và chính thức hoàn thành vào năm 80. Ngày nay, nơi đây là địa điểm quen thuộc để tổ chức các sự kiện lớn. Ảnh: lookphotos.Quảng trường La Mã: Chúng ta dễ dàng tìm thấy di tích ở khắp các lãnh thổ La Mã cũ, nhưng một trong những ví dụ ấn tượng nhất có lẽ là quảng trường La Mã. Nơi đây trước kia là điểm tập trung văn hóa, chính trị hàng đầu của các đế chế. Đến nay, nó vẫn in dấu nhiều vương cung thánh đường, đền đài, đấu trường cổ xưa,... Ảnh: iStock.Đường bộ: ''Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome'', câu nói nổi tiếng này có lẽ đã đủ để hình dung ra mạng lưới khổng lồ các con đường dẫn về Rome cũng như độ bền bỉ của chúng. Đến nay, nhiều con đường do người La Mã để lại vẫn còn nguyên vẹn, được xem là thành tựu vĩ đại của đế chế khổng lồ. Ảnh: Shutterstock.Cầu: Người La Mã sở hữu những cây cầu vững chắc và lâu đời nhất thế giới. Cầu La Mã được xây dựng bằng đá và mang đậm dấu ấn của kiến trúc cổ đại, trong đó phải kể đến các mái vòm. Ảnh: Shutterstock.Cống dẫn nước: Người La Mã không phải cha đẻ của mái vòm, nhưng họ chắc chắn là những người thợ điêu luyện trong quá trình hoàn thiện chúng. Khi xưa, các cống dẫn nước được xây dựng để chuyển nước vào các thành phố. Ngày nay, nhiều cống dẫn nước còn sót lại từ thời La Mã được giữ gìn tốt, thậm chí vẫn có thể sử dụng được. Ảnh: iStock.Luật pháp: Để quản lý lãnh thổ rộng lớn của mình, đế chế La Mã cần phải duy trì trật tự trong các thành phố. Người La Mã đã phát triển luật, cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật La Mã, nhằm giải quyết tranh chấp trong xã hội cũng như với các nước xung quanh. Ảnh: Shutterstock.Tôn giáo: La Mã cổ đại đã góp phần đáng kể vào việc truyền bá Cơ đốc giáo, dù ban đầu họ đàn áp những tín đồ theo đạo này. Một sự thật thú vị là phần lớn kinh thánh chúng ta biết đến ngày nay được viết dưới thời trị vì của đế chế La Mã. Ảnh: Shutterstock.
Bảng chữ cái La Mã: Ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngay cả những ngôn ngữ không có nguồn gốc từ tiếng Latin như tiếng Anh hoặc tiếng Đức cũng sử dụng bảng chữ cái La Mã. Bên cạnh đó, chính người dân đế chế La Mã đã tiếp thu bảng chữ cái Hy Lạp và phát triển thành chữ Latin, cơ sở cho nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha... Ảnh: Shutterstock.
Chữ số: Hệ thống chữ số La Mã hình thành từ 7 chữ cái in hoa: I, V, X, L, C, D và M. Được tạo ra và sử dụng rộng rãi ở La Mã cổ đại, bảng chữ số này vẫn còn hữu ích cho đến ngày nay với nhiều ứng dụng trong các môn học, nghiên cứu và đời sống. Ảnh: Shutterstock.
Lịch: Lịch hiện đại mà chúng ta đang sử dụng, gồm 365 ngày và 12 tháng, cũng có nguồn gốc từ La Mã, do Julius Cesar tạo ra vào năm 46 TCN. Ảnh: Depositphotos.
Nằm tại trung tâm của Rome (Italy), Đấu trường La Mã trở thành một trong những biểu tượng trường tồn nhất của đế chế La Mã và lọt top 7 kỳ quan của thế giới mới. Công trình này được khởi công dưới thời kỳ của hoàng đế Vespasian vào năm 72 SCN và chính thức hoàn thành vào năm 80. Ngày nay, nơi đây là địa điểm quen thuộc để tổ chức các sự kiện lớn. Ảnh: lookphotos.
Quảng trường La Mã: Chúng ta dễ dàng tìm thấy di tích ở khắp các lãnh thổ La Mã cũ, nhưng một trong những ví dụ ấn tượng nhất có lẽ là quảng trường La Mã. Nơi đây trước kia là điểm tập trung văn hóa, chính trị hàng đầu của các đế chế. Đến nay, nó vẫn in dấu nhiều vương cung thánh đường, đền đài, đấu trường cổ xưa,... Ảnh: iStock.
Đường bộ: ''Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome'', câu nói nổi tiếng này có lẽ đã đủ để hình dung ra mạng lưới khổng lồ các con đường dẫn về Rome cũng như độ bền bỉ của chúng. Đến nay, nhiều con đường do người La Mã để lại vẫn còn nguyên vẹn, được xem là thành tựu vĩ đại của đế chế khổng lồ. Ảnh: Shutterstock.
Cầu: Người La Mã sở hữu những cây cầu vững chắc và lâu đời nhất thế giới. Cầu La Mã được xây dựng bằng đá và mang đậm dấu ấn của kiến trúc cổ đại, trong đó phải kể đến các mái vòm. Ảnh: Shutterstock.
Cống dẫn nước: Người La Mã không phải cha đẻ của mái vòm, nhưng họ chắc chắn là những người thợ điêu luyện trong quá trình hoàn thiện chúng. Khi xưa, các cống dẫn nước được xây dựng để chuyển nước vào các thành phố. Ngày nay, nhiều cống dẫn nước còn sót lại từ thời La Mã được giữ gìn tốt, thậm chí vẫn có thể sử dụng được. Ảnh: iStock.
Luật pháp: Để quản lý lãnh thổ rộng lớn của mình, đế chế La Mã cần phải duy trì trật tự trong các thành phố. Người La Mã đã phát triển luật, cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật La Mã, nhằm giải quyết tranh chấp trong xã hội cũng như với các nước xung quanh. Ảnh: Shutterstock.
Tôn giáo: La Mã cổ đại đã góp phần đáng kể vào việc truyền bá Cơ đốc giáo, dù ban đầu họ đàn áp những tín đồ theo đạo này. Một sự thật thú vị là phần lớn kinh thánh chúng ta biết đến ngày nay được viết dưới thời trị vì của đế chế La Mã. Ảnh: Shutterstock.