1. Cây lưỡi hổ: Cây lưỡi hổ chịu được môi trường thiếu nắng, chỉ cần ánh sáng nhẹ và có thể để trong nhà lâu ngày.Lưỡi hổ còn mang ý nghĩa phong thủy rất đẹp đó là quân tử, tài lộc, thịnh vượng, ngay thẳng. Lá lưỡi hổ còn thanh lọc không khí rất tốt. Cây lưỡi hổ cũng không cần tưới nước hay bón phân thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng bạn nên lau lá để lá cây sáng bóng, đẹp hơn.
2. Măng tây: Măng tây với tán lá xanh nhỏ li ti cũng rất đẹp. Chúng cũng là cây chịu được bóng râm. Chúng chỉ cần ánh sáng phòng vừa phải không cần ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng trực tiếp còn khiến lá cây bị vàng úa.Trong phong thủy, trồng cây măng tây trong phòng khách, đặt trên bàn làm việc hay bàn học còn mang lại nhiều may mắn, giúp thăng tiến, học hành tấn tới. Măng tây cũng chịu hạn tốt nên không cần tưới nhiều nước. 3. Cây cau cảnh, cau tiểu trâm: Cành và lá của cây cau cảnh rất sum suê, lá xanh tươi quanh năm mà không cần phải nhiều ánh nắng. Cau tiểu trâm còn thanh lọc không khí rất tốt và xua đi tà ma kém may mắn cho gia chủ.Thỉnh thoảng bạn để chúng ở ngoài ban công nơi có ánh sáng nhẹ là được, không cần nắng vì nắng sẽ làm cây bị vàng lá. 4. Trầu bà: Trầu bà là một trong những loại cây phong thủy được nhiều người chọn trồng trong nhà bởi chúng rất dễ sống lại ưa bóng dâm.Hơn nữa trầu bà có tác dụng hấp thụ những chất độc hại trong không khí, bức xạ từ các thiết bị điện từ, lại có thể mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.Trầu bà sợ nắng gắt, sống trong bóng râm và lại hút mùi, thanh lọc tạo ẩm cho căn phòng. Trầu bà dễ nhân giống bằng ngắ gọn giâm cành nên càng thuận tiện trong khi trồng. 5. Dương xỉ: Đặc trưng của loài dương xỉ là loại cây cảnh lá xanh quanh năm, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, ưa môi trường sinh trưởng ít ánh sáng, nên bạn yên tâm nhà nào cung có thể trồng được dương xỉ. Cây cũng chịu được khô hạn nên trong quá trình chăm sóc bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây.Nhiều người tin rằng, trồng một vài chậu dương xỉ có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Đặc biệt là những người mệnh Mộc, mệnh Hỏa, trồng dương xỉ trong nhà sẽ làm ăn thuận lợi hơn, ít gặp trắc trở, công việc dễ dàng hoàn thành. 6. Cây lan chi: Cây lan chi hay còn gọi là cây dây nhện, có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời. Cây này ưa sáng nhưng chỉ là sáng nhẹ chứ không cần nắng.
Do đó bạn hoàn toàn có thể mang chúng vào trong nhà và thỉnh thoảng mang ra ban công nơi có ánh sáng nhưng không bị nắng trực tiếp. Lan chi giúp thanh lọc không khí, diệt khuẩn rất tốt.Đây cũng là một trong những loại cây được mệnh danh là cây tài lộc, vì nó có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xấu, mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình, đồng thời đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ. Hoa lan chi còn rất thơm và trắng tinh khôi rất đẹp mang lại cảm giác thư giãn cho gia chủ.7. Cây lan ý. Lan ý lá xanh hoa trắng tinh khôi mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đó cũng là loại cây sống được trong môi trường thiếu nắng.
Lan ý lại mang tới vẻ đẹp thanh thoát may mắn nên rất được ưa chuộng. (*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm).
1. Cây lưỡi hổ: Cây lưỡi hổ chịu được môi trường thiếu nắng, chỉ cần ánh sáng nhẹ và có thể để trong nhà lâu ngày.
Lưỡi hổ còn mang ý nghĩa phong thủy rất đẹp đó là quân tử, tài lộc, thịnh vượng, ngay thẳng. Lá lưỡi hổ còn thanh lọc không khí rất tốt. Cây lưỡi hổ cũng không cần tưới nước hay bón phân thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng bạn nên lau lá để lá cây sáng bóng, đẹp hơn.
2. Măng tây: Măng tây với tán lá xanh nhỏ li ti cũng rất đẹp. Chúng cũng là cây chịu được bóng râm. Chúng chỉ cần ánh sáng phòng vừa phải không cần ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng trực tiếp còn khiến lá cây bị vàng úa.
Trong phong thủy, trồng cây măng tây trong phòng khách, đặt trên bàn làm việc hay bàn học còn mang lại nhiều may mắn, giúp thăng tiến, học hành tấn tới. Măng tây cũng chịu hạn tốt nên không cần tưới nhiều nước.
3. Cây cau cảnh, cau tiểu trâm: Cành và lá của cây cau cảnh rất sum suê, lá xanh tươi quanh năm mà không cần phải nhiều ánh nắng. Cau tiểu trâm còn thanh lọc không khí rất tốt và xua đi tà ma kém may mắn cho gia chủ.
Thỉnh thoảng bạn để chúng ở ngoài ban công nơi có ánh sáng nhẹ là được, không cần nắng vì nắng sẽ làm cây bị vàng lá.
4. Trầu bà: Trầu bà là một trong những loại cây phong thủy được nhiều người chọn trồng trong nhà bởi chúng rất dễ sống lại ưa bóng dâm.
Hơn nữa trầu bà có tác dụng hấp thụ những chất độc hại trong không khí, bức xạ từ các thiết bị điện từ, lại có thể mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Trầu bà sợ nắng gắt, sống trong bóng râm và lại hút mùi, thanh lọc tạo ẩm cho căn phòng. Trầu bà dễ nhân giống bằng ngắ gọn giâm cành nên càng thuận tiện trong khi trồng.
5. Dương xỉ: Đặc trưng của loài dương xỉ là loại cây cảnh lá xanh quanh năm, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, ưa môi trường sinh trưởng ít ánh sáng, nên bạn yên tâm nhà nào cung có thể trồng được dương xỉ. Cây cũng chịu được khô hạn nên trong quá trình chăm sóc bạn không cần phải tưới nhiều nước cho cây.
Nhiều người tin rằng, trồng một vài chậu dương xỉ có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Đặc biệt là những người mệnh Mộc, mệnh Hỏa, trồng dương xỉ trong nhà sẽ làm ăn thuận lợi hơn, ít gặp trắc trở, công việc dễ dàng hoàn thành.
6. Cây lan chi: Cây lan chi hay còn gọi là cây dây nhện, có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời. Cây này ưa sáng nhưng chỉ là sáng nhẹ chứ không cần nắng.
Do đó bạn hoàn toàn có thể mang chúng vào trong nhà và thỉnh thoảng mang ra ban công nơi có ánh sáng nhưng không bị nắng trực tiếp. Lan chi giúp thanh lọc không khí, diệt khuẩn rất tốt.
Đây cũng là một trong những loại cây được mệnh danh là cây tài lộc, vì nó có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xấu, mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình, đồng thời đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ. Hoa lan chi còn rất thơm và trắng tinh khôi rất đẹp mang lại cảm giác thư giãn cho gia chủ.
7. Cây lan ý. Lan ý lá xanh hoa trắng tinh khôi mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đó cũng là loại cây sống được trong môi trường thiếu nắng.
Lan ý lại mang tới vẻ đẹp thanh thoát may mắn nên rất được ưa chuộng. (*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm).