Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là hoàng đế sáng lập ra nhà Minh. Giống như nhiều nhà vua, Minh Thái Tổ có đông con với 26 con trai và 16 con gái. Trong số này, công chúa nhà Minh được ông yêu chiều nhất là Phúc Thanh (1370 - 1417).Theo các ghi chép, công chúa Phúc Thanh thông minh, xinh đẹp, đoan trang, tinh thông cầm kỳ thi họa nên nổi bật hơn các anh chị em. Thỉnh thoảng, công chúa Phúc Thanh đưa ra các ý kiến giúp vua cha "xử lý" những vấn đề nan giải của triều đình.Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cho phép công chúa Phúc Thanh can dự triều chính, phần nào cho thấy ông yêu thương nàng con gái này như thế nào.Vì vậy, sau khi qua đời, công chúa Phúc Thanh được chôn cất trong lăng mộ bề thế ở trên núi An Đức Sơn (nay thuộc thành phố Nam Kinh, Trung Quốc).Vào năm 1998, Cục Di tích văn hóa Trung Quốc tìm thấy lăng mộ công chúa Phúc Thanh. Qua kiểm tra, các chuyên gia nhận thấy lăng mộ có thiết kế mái vòm gồm 2 gian.Mộ thất chứa quan tài của công chúa Phúc Thanh nằm ở góc trong cùng lăng mộ. Sau khi tiến hành khai quật, đưa thi hài công chúa và các bảo vật trong lăng mộ về cơ sở nghiên cứu, nơi yên nghỉ của Phúc Thanh được giăng biển "di tích đang tôn tạo" để bảo vệ.Đến năm 2019, Cục Di tích văn hóa địa phương tiến hành trùng tu, cải tạo lăng mộ công chúa Phúc Thanh. Trong lần khảo sát, đoàn khảo cổ giật mình khi nhìn thấy có một bóng người nằm trên nắp quan tài. Xung quanh người này có nhiều đồ đạc, quần áo...Ngay sau đó, người đàn ông nằm trên quan tài ngồi dậy và giải thích là công nhân làm việc gần đây. Người này là một trong số 20 - 30 người vô gia cư đã sống trong lăng mộ công chúa Phúc Thanh vì không có đủ tiền thuê nhà bên ngoài.Do vậy, hàng ngày, họ đi làm bên ngoài rồi tối trở về ngủ trong lăng mộ. Họ cho biết, sống bên trong lăng mộ khá tốt bởi mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ.Sau khi nghe xong, các chuyên gia giải thích, thuyết phục những người sống trong lăng mộ rời đi. Kế đến, họ thực hiện công tác bảo vệ và bảo tồn lăng mộ của công chúa Phúc Thanh.Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là hoàng đế sáng lập ra nhà Minh. Giống như nhiều nhà vua, Minh Thái Tổ có đông con với 26 con trai và 16 con gái. Trong số này, công chúa nhà Minh được ông yêu chiều nhất là Phúc Thanh (1370 - 1417).
Theo các ghi chép, công chúa Phúc Thanh thông minh, xinh đẹp, đoan trang, tinh thông cầm kỳ thi họa nên nổi bật hơn các anh chị em. Thỉnh thoảng, công chúa Phúc Thanh đưa ra các ý kiến giúp vua cha "xử lý" những vấn đề nan giải của triều đình.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cho phép công chúa Phúc Thanh can dự triều chính, phần nào cho thấy ông yêu thương nàng con gái này như thế nào.
Vì vậy, sau khi qua đời, công chúa Phúc Thanh được chôn cất trong lăng mộ bề thế ở trên núi An Đức Sơn (nay thuộc thành phố Nam Kinh, Trung Quốc).
Vào năm 1998, Cục Di tích văn hóa Trung Quốc tìm thấy lăng mộ công chúa Phúc Thanh. Qua kiểm tra, các chuyên gia nhận thấy lăng mộ có thiết kế mái vòm gồm 2 gian.
Mộ thất chứa quan tài của công chúa Phúc Thanh nằm ở góc trong cùng lăng mộ. Sau khi tiến hành khai quật, đưa thi hài công chúa và các bảo vật trong lăng mộ về cơ sở nghiên cứu, nơi yên nghỉ của Phúc Thanh được giăng biển "di tích đang tôn tạo" để bảo vệ.
Đến năm 2019, Cục Di tích văn hóa địa phương tiến hành trùng tu, cải tạo lăng mộ công chúa Phúc Thanh. Trong lần khảo sát, đoàn khảo cổ giật mình khi nhìn thấy có một bóng người nằm trên nắp quan tài. Xung quanh người này có nhiều đồ đạc, quần áo...
Ngay sau đó, người đàn ông nằm trên quan tài ngồi dậy và giải thích là công nhân làm việc gần đây. Người này là một trong số 20 - 30 người vô gia cư đã sống trong lăng mộ công chúa Phúc Thanh vì không có đủ tiền thuê nhà bên ngoài.
Do vậy, hàng ngày, họ đi làm bên ngoài rồi tối trở về ngủ trong lăng mộ. Họ cho biết, sống bên trong lăng mộ khá tốt bởi mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ.
Sau khi nghe xong, các chuyên gia giải thích, thuyết phục những người sống trong lăng mộ rời đi. Kế đến, họ thực hiện công tác bảo vệ và bảo tồn lăng mộ của công chúa Phúc Thanh.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.