Vua Càn Long (1711 - 1799) là hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh và là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Lên ngôi năm 1736, ông hoàng này trị vì đất nước trong 60 năm. Đến năm 1796, hoàng đế Càn Long quyết định thoái vị, nhường ngôi cho con trai - hoàng tử Vĩnh Diễm (tức hoàng đế Gia Khánh). Sau đó, Càn Long trở thành Thái thượng hoàng.Không chỉ có thời gian trị vì dài, hoàng đế Càn Long còn nắm giữ kỷ lục là nhà vua sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến khi sống thọ 88 tuổi. Liên quan đến cuộc đời vua Càn Long, công chúng tò mò những câu chuyện, giai thoại về vị vua nhà Thanh này. Trong đó, nhiều người thích thú, quan tâm đến một giai thoại liên quan đến quyết định thoái vị, nhường ngôi cho con trai của Càn Long.Tương truyền, ngay cả khi lớn tuổi, hoàng đế Càn Long giữ thói quen thỉnh thoảng xuất cung, cải trang thành dân thường để đi vi hành, tìm hiểu cuộc sống của dân chúng tại các địa phương. Trong một lần xuất cung, hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh đi qua Tô Châu. Khi ấy, ông đã gặp một thầy tướng số có khí chất phi phàm.Dù trong cung đã có những người chuyên lo chuyện bói toán, gieo quẻ nhưng vua Càn Long vẫn muốn thử điều mới lạ. Vậy nên, ông để cho thầy tướng số ở Tô Châu xem bói tương lai cho mình.Khác với những người khác, thầy tướng số ở Tô Châu không hỏi vua Càn Long bát tự để tiên đoán vận mệnh tương lai. Thay vào đó, ngay khi Càn Long vừa ngồi xuống ghế chưa nói câu gì, thầy tướng số với nhãn quan đặc biệt đã nhanh chóng nhận ra thân phận cao quý của "vị khách" đang ngồi đối diện mình.Tiếp đến, thầy tướng liền nói: "Cao cao tại thượng mệnh bất cửu hĩ, cấp lưu dũng thối hoán đắc tam tái". Hàm ý của câu nói này có nghĩa còn ở ngôi cao thì số mạng không dài, biết rút lui đúng lúc sẽ đổi lại thêm 3 năm tuổi thọ.Sau khi nghe xong "lời tiên tri" của thầy tướng số, vua Càn Long cùng đoàn tùy tùng rời đi. Dù giữ vẻ mặt bình thản, không bận tâm nhưng trong lòng Càn Long lại trăn trở suy nghĩ.Khi đi được một đoạn, vua Càn Long liền sai người quay lại "loại bỏ" thầy tướng số. Tuy nhiên, khi thuộc hạ của Càn Long quay trở lại chỗ coi bói, thầy tướng số đã biến mất. Trên bàn chỉ còn một tờ giấy có viết nội dung: "Cả thiên hạ này, lão phu chỉ xem quẻ cho một mình ngài".Nhìn thấy tờ giấy đó, vua Càn Long càng suy nghĩ nhiều hơn ngay cả khi đã trở về cung. Sau một thời gian suy nghĩ, đến cuối năm 1796, ông hoàng này quyết định nhường ngôi cho con trai thứ 15 - hoàng tử Vĩnh Diễm.Khi trở thành Thái thượng hoàng, Càn Long tận hưởng cuộc sống ung dung, tự tại. Từ đây, một số người cho rằng, ông hoàng này đã tin vào "lời tiên tri" của thầy tướng số đã gặp ở Tô Châu. Vì muốn sống thọ nên Càn Long đã làm theo "lời tiên đoán" của vị cao nhân bí ẩn đó.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Vua Càn Long (1711 - 1799) là hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh và là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Lên ngôi năm 1736, ông hoàng này trị vì đất nước trong 60 năm. Đến năm 1796, hoàng đế Càn Long quyết định thoái vị, nhường ngôi cho con trai - hoàng tử Vĩnh Diễm (tức hoàng đế Gia Khánh). Sau đó, Càn Long trở thành Thái thượng hoàng.
Không chỉ có thời gian trị vì dài, hoàng đế Càn Long còn nắm giữ kỷ lục là nhà vua sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc thời phong kiến khi sống thọ 88 tuổi. Liên quan đến cuộc đời vua Càn Long, công chúng tò mò những câu chuyện, giai thoại về vị vua nhà Thanh này. Trong đó, nhiều người thích thú, quan tâm đến một giai thoại liên quan đến quyết định thoái vị, nhường ngôi cho con trai của Càn Long.
Tương truyền, ngay cả khi lớn tuổi, hoàng đế Càn Long giữ thói quen thỉnh thoảng xuất cung, cải trang thành dân thường để đi vi hành, tìm hiểu cuộc sống của dân chúng tại các địa phương. Trong một lần xuất cung, hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh đi qua Tô Châu. Khi ấy, ông đã gặp một thầy tướng số có khí chất phi phàm.
Dù trong cung đã có những người chuyên lo chuyện bói toán, gieo quẻ nhưng vua Càn Long vẫn muốn thử điều mới lạ. Vậy nên, ông để cho thầy tướng số ở Tô Châu xem bói tương lai cho mình.
Khác với những người khác, thầy tướng số ở Tô Châu không hỏi vua Càn Long bát tự để tiên đoán vận mệnh tương lai. Thay vào đó, ngay khi Càn Long vừa ngồi xuống ghế chưa nói câu gì, thầy tướng số với nhãn quan đặc biệt đã nhanh chóng nhận ra thân phận cao quý của "vị khách" đang ngồi đối diện mình.
Tiếp đến, thầy tướng liền nói: "Cao cao tại thượng mệnh bất cửu hĩ, cấp lưu dũng thối hoán đắc tam tái". Hàm ý của câu nói này có nghĩa còn ở ngôi cao thì số mạng không dài, biết rút lui đúng lúc sẽ đổi lại thêm 3 năm tuổi thọ.
Sau khi nghe xong "lời tiên tri" của thầy tướng số, vua Càn Long cùng đoàn tùy tùng rời đi. Dù giữ vẻ mặt bình thản, không bận tâm nhưng trong lòng Càn Long lại trăn trở suy nghĩ.
Khi đi được một đoạn, vua Càn Long liền sai người quay lại "loại bỏ" thầy tướng số. Tuy nhiên, khi thuộc hạ của Càn Long quay trở lại chỗ coi bói, thầy tướng số đã biến mất. Trên bàn chỉ còn một tờ giấy có viết nội dung: "Cả thiên hạ này, lão phu chỉ xem quẻ cho một mình ngài".
Nhìn thấy tờ giấy đó, vua Càn Long càng suy nghĩ nhiều hơn ngay cả khi đã trở về cung. Sau một thời gian suy nghĩ, đến cuối năm 1796, ông hoàng này quyết định nhường ngôi cho con trai thứ 15 - hoàng tử Vĩnh Diễm.
Khi trở thành Thái thượng hoàng, Càn Long tận hưởng cuộc sống ung dung, tự tại. Từ đây, một số người cho rằng, ông hoàng này đã tin vào "lời tiên tri" của thầy tướng số đã gặp ở Tô Châu. Vì muốn sống thọ nên Càn Long đã làm theo "lời tiên đoán" của vị cao nhân bí ẩn đó.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.