Người phụ nữ làm nghề đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời bao cấp, năm 1980. Loạt ảnh phụ nữ Việt Nam thập niên 1980 trích từ dữ liệu ảnh của phóng viên nổi tiếng Philip Jones Griffiths trên website của hãng thông tấn Magnum.Một người dân làng Mỹ Lai đứng trước bản danh sách các nạn nhân của vụ thảm sát chấn động thế giới 12 năm trước, Quảng Ngãi năm 1980.Người mẹ và đứa con nhỏ bên quán giải khát mở tại nhà riêng sau chiến tranh, 1980.Nữ tín đồ đạo Cao Đài hành lễ ở Tòa thánh Tây Ninh, 1980.Chân dung bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre năm 1980. bà là một nạn nhân dính bom napalm của Mỹ năm 1964.Bà Mai Thị Nghiêm cùng người con là Võ Văn Trác, sinh năm 1969. Cậu bé mang cơ thể bị tê liệt bẩm sinh do di chứng chất độc da cam.Các thiếu nữ trong buổi đồng diễn mừng ngày thống nhất đất nước, 30/4/1985.Chân dung bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, ảnh chụp năm 1988. Bà là góa phụ của liệt sĩ Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp). Ông Lém là người chiến sĩ Giải phóng bị tên Nguyễn Ngọc Loan hành quyết bằng súng trên đường phố Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.Một thiếu nữ cầm những đóa cúc vàng trên đường hoa Nguyễn Huệ, TP. HCM năm 1988.Bà Lê Thị Thu Nguyệt, giám đốc của Cửa hàng thực phẩm quân Tân Bình (TP HCM) đang trưng ra các sản phẩm bún tàu (miến), một trong những mặt hàng bán chạy nhất do cơ sở của bà sản xuất, trong đó có loại miến đóng gói với nhãn xanh phục vụ xuất khẩu, năm 1988.Các nữ công nhân trong phân xưởng của nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1, năm 1988. Đây là nơi chế biến các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân. Vào năm 1987, nhà máy đã bán được 2.400 tấn cá cho Nhật Bản và Australia, tổng giá trị 21 triệu USD.Nữ công nhân tại một nhà máy dệt may ở TP HCM. May mặc được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thời kỳ Đổi Mới.
Người phụ nữ làm nghề đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời bao cấp, năm 1980. Loạt ảnh phụ nữ Việt Nam thập niên 1980 trích từ dữ liệu ảnh của phóng viên nổi tiếng Philip Jones Griffiths trên website của hãng thông tấn Magnum.
Một người dân làng Mỹ Lai đứng trước bản danh sách các nạn nhân của vụ thảm sát chấn động thế giới 12 năm trước, Quảng Ngãi năm 1980.
Người mẹ và đứa con nhỏ bên quán giải khát mở tại nhà riêng sau chiến tranh, 1980.
Nữ tín đồ đạo Cao Đài hành lễ ở Tòa thánh Tây Ninh, 1980.
Chân dung bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre năm 1980. bà là một nạn nhân dính bom napalm của Mỹ năm 1964.
Bà Mai Thị Nghiêm cùng người con là Võ Văn Trác, sinh năm 1969. Cậu bé mang cơ thể bị tê liệt bẩm sinh do di chứng chất độc da cam.
Các thiếu nữ trong buổi đồng diễn mừng ngày thống nhất đất nước, 30/4/1985.
Chân dung bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, ảnh chụp năm 1988. Bà là góa phụ của liệt sĩ Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp). Ông Lém là người chiến sĩ Giải phóng bị tên Nguyễn Ngọc Loan hành quyết bằng súng trên đường phố Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Một thiếu nữ cầm những đóa cúc vàng trên đường hoa Nguyễn Huệ, TP. HCM năm 1988.
Bà Lê Thị Thu Nguyệt, giám đốc của Cửa hàng thực phẩm quân Tân Bình (TP HCM) đang trưng ra các sản phẩm bún tàu (miến), một trong những mặt hàng bán chạy nhất do cơ sở của bà sản xuất, trong đó có loại miến đóng gói với nhãn xanh phục vụ xuất khẩu, năm 1988.
Các nữ công nhân trong phân xưởng của nhà máy Thực phẩm đông lạnh số 1, năm 1988. Đây là nơi chế biến các sản phẩm hải sản xuất khẩu với quy mô 3.300 công nhân. Vào năm 1987, nhà máy đã bán được 2.400 tấn cá cho Nhật Bản và Australia, tổng giá trị 21 triệu USD.
Nữ công nhân tại một nhà máy dệt may ở TP HCM. May mặc được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thời kỳ Đổi Mới.