Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.Theo sử sách, tòa văn miếu này được dựng vào năm thứ 6 thời vua Thiệu Trị, tức năm 1846. Công trình còn có các tên gọi khác như Văn miếu Trấn Bình Hòa, Văn miếu Khánh Hòa, Văn thánh miếu Khánh Hòa...Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đây là nơi lực lượng cách mạng cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viện cho mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa từ ngày 23/10/1945-2/2/1946.Năm 1948, quân Pháp đóng quân ở Diên Khánh và thấy được sự kiên cố cùng vị trí quan trọng của Văn miếu Diên Khánh trên bản đồ quân sự khu vực. Chúng có ý định xây dựng di tích này thành một đồn binh.Không để cho địch lợi dụng công trình, các hào lão địa phương đã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Việc tế tự ở văn miếu tạm thời chuyển dời về văn chỉ ở huyện Vĩnh Xương.Năm 1959, Văn miếu Diên Khánh được xây dựng lại trên nền cũ với quy mô nhỏ hơn, bao gồm: Nghi môn ngoại và tường bao, nghi môn nội, nhà bia, sân miếu, cột cờ, nhà Đông, nhà Tây, bái đường, chánh tẩm...Hiện tại, nơi đây còn giữ được hai tấm bia đá năm Tự Đức thứ 11 (1858), giúp hậu thế hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hòa và quá trình hoàn thiện công trình năm 1854.Có thể nói, tòa văn miếu này vừa là di tích có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nghệ thuật, vừa là nơi tôn vinh, giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.Trên bản đồ du lịch, cùng với thành cổ Diên Khánh, văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc ở khóm Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, cách thành phố Nha Trang 10 km, Văn miếu Diên Khánh là một trong số ít các Văn miếu cấp địa phương còn được bảo tồn ở Việt Nam.
Theo sử sách, tòa văn miếu này được dựng vào năm thứ 6 thời vua Thiệu Trị, tức năm 1846. Công trình còn có các tên gọi khác như Văn miếu Trấn Bình Hòa, Văn miếu Khánh Hòa, Văn thánh miếu Khánh Hòa...
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đây là nơi lực lượng cách mạng cất giấu vũ khí, lương thực, luyện tập quân sự chi viện cho mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa từ ngày 23/10/1945-2/2/1946.
Năm 1948, quân Pháp đóng quân ở Diên Khánh và thấy được sự kiên cố cùng vị trí quan trọng của Văn miếu Diên Khánh trên bản đồ quân sự khu vực. Chúng có ý định xây dựng di tích này thành một đồn binh.
Không để cho địch lợi dụng công trình, các hào lão địa phương đã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Việc tế tự ở văn miếu tạm thời chuyển dời về văn chỉ ở huyện Vĩnh Xương.
Năm 1959, Văn miếu Diên Khánh được xây dựng lại trên nền cũ với quy mô nhỏ hơn, bao gồm: Nghi môn ngoại và tường bao, nghi môn nội, nhà bia, sân miếu, cột cờ, nhà Đông, nhà Tây, bái đường, chánh tẩm...
Hiện tại, nơi đây còn giữ được hai tấm bia đá năm Tự Đức thứ 11 (1858), giúp hậu thế hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hòa và quá trình hoàn thiện công trình năm 1854.
Có thể nói, tòa văn miếu này vừa là di tích có giá trị nhiều mặt về kiến trúc nghệ thuật, vừa là nơi tôn vinh, giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Trên bản đồ du lịch, cùng với thành cổ Diên Khánh, văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.