Vạn quý phi tên thật là Vạn Trinh Nhi (1428 - 1487) là một phi tần rất được Minh Hiến Tông (1447 – 1487) thời nhà Minh sủng ái. Đây là phi tần đầu tiên được công nhận ngôi vị Hoàng quý phi trong lịch sử Trung Quốc. Điều bất ngờ là Vạn quý phi hơn Minh Hiến Tông tới 19 tuổi.Vạn quý phi xuất thân ở Chư Thành, tỉnh Sơn Đông. Cha bà là một quan huyện nhỏ bé, do phạm tội nên bị lưu đày đến biên cương. Năm 4 tuổi, bà nhập cung hầu hạ Tôn thái hậu tại Nhân Thọ cung và trở thành cung nữ được thái hậu tin tưởng nhất. Tuy nhiên, năm 20 tuổi, thái hậu phái bà đến chăm sóc cho thái tử Chu Kiến Thâm (sau là Minh Hiến Tông).Năm 1452, Minh Đại Tông lập con trai mình là Chu Kiến Tể làm thái tử, phế bỏ cháu trai Chu Kiến Thâm và giam cầm ông, chỉ cho phép Vạn Trinh Nhi theo hầu. Lúc này Chu Kiến Thâm (Minh Hiến Tông) mới 5 tuổi, còn Vạn Trinh Nhi 24 tuổi.Mặc dù Chu Kiến Thâm lâm vào cảnh thất thế, có thể bị giết bất cứ khi nào, Vạn Trinh Nhi vẫn ân cần chăm sóc rất chu đáo. Chu Kiến Thâm lúc này luôn xem Vạn Trinh Nhi là chỗ dựa.Từ nhỏ, Chu Kiến Thâm luôn dựa dẫm vào Vạn Trinh Nhi và chỉ biết có một mình bà, nên khi đến tuổi trưởng thành, Chu Kiến Thâm đem lòng yêu Vạn Trinh Nhi bất chấp tuổi tác. Hai người ăn nằm với nhau, khiến Minh Anh Tông vô cùng tức giận.Đến năm 1464, Minh Anh Tông băng hà, thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, trở thành Minh Hiến Tông vào lúc vừa 17 tuổi. Lúc này, Vạn Trinh Nhi khóc lóc với Hiến Tông rằng, bà đã dành cả đời để chăm sóc ông, cũng cùng ông ân ái nhiều lần nhưng đến giờ vẫn chưa có danh phận chính thức.Minh Hiến Tông động lòng, liền phong Vạn thị làm quý phi bất chấp sự phản đối của thái hậu. Lúc này, Vạn Trinh Nhi 36 tuổi. Mặc dù, Vạn phi không sinh được con cho Minh Hiến Tông nhưng sự sủng ái của vị Hoàng đế đối với thê thiếp của mình vẫn không hề giảm đi chút nào. Năm Thành Hòa thứ 23 (1487), Vạn phi qua đời vì mắc bệnh ở tuổi 57.Minh Hiến Tông lệnh tổ chức đám tang của ái phi thật xa hoa theo quy cách một Hoàng hậu. Lăng mộ của Vạn Thị được xây riêng biệt có phong thủy rất đẹp, không giống như các phi tần khác được chôn cất chung một lăng.Sau khi Càn Long lên ngôi năm 1796, ông cũng đi tìm cho mình một nơi có địa thế đẹp để xây dựng lăng mộ. Hoàng đế đến vị trí đặt lăng của Vạn Quý phi ở Bắc Kinh cảm thấy rất ưng ý nên muốn dời lăng của bà đi. Tuy nhiên, khi biết ý định này của Càn Long, các quan đại thần đã khuyên can và nói với ông rằng lăng mộ của Vạn Nương Nương không thể dời đi.Càn Long không vừa ý, cho rằng mình có thể dời địa điểm chôn cất của Vạn Quý phi đi được nên đã sai quân lính gấp rút tiến hành việc di dời. Tuy nhiên khi thợ đào đến cửa mộ, những người thợ vô tình tìm thấy tấm bia đá có tám chữ: "Ta không động ngươi, ngươi không động ta".8 chữ này có dụ ý hăm dọa những kẻ dám động đến lăng mộ Vạn phi sẽ không được yên thân. Càn Long nhìn thấy tấm bia thì vô cùng sợ hãi, ông lập tức ra lệnh lấp ngôi mộ lại và chọn một địa điểm khác để xây dựng lăng tẩm của mình, chính là Thanh Dụ Lăng ngày nay.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Vạn quý phi tên thật là Vạn Trinh Nhi (1428 - 1487) là một phi tần rất được Minh Hiến Tông (1447 – 1487) thời nhà Minh sủng ái. Đây là phi tần đầu tiên được công nhận ngôi vị Hoàng quý phi trong lịch sử Trung Quốc. Điều bất ngờ là Vạn quý phi hơn Minh Hiến Tông tới 19 tuổi.
Vạn quý phi xuất thân ở Chư Thành, tỉnh Sơn Đông. Cha bà là một quan huyện nhỏ bé, do phạm tội nên bị lưu đày đến biên cương. Năm 4 tuổi, bà nhập cung hầu hạ Tôn thái hậu tại Nhân Thọ cung và trở thành cung nữ được thái hậu tin tưởng nhất. Tuy nhiên, năm 20 tuổi, thái hậu phái bà đến chăm sóc cho thái tử Chu Kiến Thâm (sau là Minh Hiến Tông).
Năm 1452, Minh Đại Tông lập con trai mình là Chu Kiến Tể làm thái tử, phế bỏ cháu trai Chu Kiến Thâm và giam cầm ông, chỉ cho phép Vạn Trinh Nhi theo hầu. Lúc này Chu Kiến Thâm (Minh Hiến Tông) mới 5 tuổi, còn Vạn Trinh Nhi 24 tuổi.
Mặc dù Chu Kiến Thâm lâm vào cảnh thất thế, có thể bị giết bất cứ khi nào, Vạn Trinh Nhi vẫn ân cần chăm sóc rất chu đáo. Chu Kiến Thâm lúc này luôn xem Vạn Trinh Nhi là chỗ dựa.
Từ nhỏ, Chu Kiến Thâm luôn dựa dẫm vào Vạn Trinh Nhi và chỉ biết có một mình bà, nên khi đến tuổi trưởng thành, Chu Kiến Thâm đem lòng yêu Vạn Trinh Nhi bất chấp tuổi tác. Hai người ăn nằm với nhau, khiến Minh Anh Tông vô cùng tức giận.
Đến năm 1464, Minh Anh Tông băng hà, thái tử Chu Kiến Thâm kế vị, trở thành Minh Hiến Tông vào lúc vừa 17 tuổi. Lúc này, Vạn Trinh Nhi khóc lóc với Hiến Tông rằng, bà đã dành cả đời để chăm sóc ông, cũng cùng ông ân ái nhiều lần nhưng đến giờ vẫn chưa có danh phận chính thức.
Minh Hiến Tông động lòng, liền phong Vạn thị làm quý phi bất chấp sự phản đối của thái hậu. Lúc này, Vạn Trinh Nhi 36 tuổi. Mặc dù, Vạn phi không sinh được con cho Minh Hiến Tông nhưng sự sủng ái của vị Hoàng đế đối với thê thiếp của mình vẫn không hề giảm đi chút nào. Năm Thành Hòa thứ 23 (1487), Vạn phi qua đời vì mắc bệnh ở tuổi 57.
Minh Hiến Tông lệnh tổ chức đám tang của ái phi thật xa hoa theo quy cách một Hoàng hậu. Lăng mộ của Vạn Thị được xây riêng biệt có phong thủy rất đẹp, không giống như các phi tần khác được chôn cất chung một lăng.
Sau khi Càn Long lên ngôi năm 1796, ông cũng đi tìm cho mình một nơi có địa thế đẹp để xây dựng lăng mộ. Hoàng đế đến vị trí đặt lăng của Vạn Quý phi ở Bắc Kinh cảm thấy rất ưng ý nên muốn dời lăng của bà đi. Tuy nhiên, khi biết ý định này của Càn Long, các quan đại thần đã khuyên can và nói với ông rằng lăng mộ của Vạn Nương Nương không thể dời đi.
Càn Long không vừa ý, cho rằng mình có thể dời địa điểm chôn cất của Vạn Quý phi đi được nên đã sai quân lính gấp rút tiến hành việc di dời. Tuy nhiên khi thợ đào đến cửa mộ, những người thợ vô tình tìm thấy tấm bia đá có tám chữ: "Ta không động ngươi, ngươi không động ta".
8 chữ này có dụ ý hăm dọa những kẻ dám động đến lăng mộ Vạn phi sẽ không được yên thân. Càn Long nhìn thấy tấm bia thì vô cùng sợ hãi, ông lập tức ra lệnh lấp ngôi mộ lại và chọn một địa điểm khác để xây dựng lăng tẩm của mình, chính là Thanh Dụ Lăng ngày nay.