Dịch bệnh cười bùng phát tại một trường nữ sinh ở Tanganyika, Tanzania vào ngày 30/1/1962. Vào ngày hôm ấy, 3 nữ sinh đột ngột cười lớn.Ban đầu, mọi người cứ ngỡ 3 học sinh sẽ không cười nữa sau vài phút.Thế nhưng, điều kỳ lạ và khó giải thích đã xảy ra khi nhiều học sinh trong trường cười một cách kỳ lạ và không thể dừng lại được.Khoảng 60% học sinh trong trường cười không ngừng từ vài chục phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Do cười quá nhiều trong thời gian dài nên một số trường hợp bị ngất xỉu.Sự việc này lặp đi lặp lại trong suốt nhiều tuần liên tiếp. Theo ước tính, khoảng 1.000 học sinh ở Tanzania mắc dịch bệnh kỳ lạ trên trong thời gian từ tháng 1 - 5/1962.Trước sự việc kỳ lạ trên, 14 trường học ở Tanzania quyết định đóng cửa cho học sinh nghỉ học để cách ly.Dịch bệnh cười nhanh chóng trở thành đề tài "nóng" thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như các nhà khoa học học.Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, nạn nhân của dịch bệnh cười đều là trẻ em.Từ vài người, dịch bệnh cười lây lan nhanh khi có hàng chục trường hợp khác có biểu hiện tương tự. Một số chuyên gia y tế cho rằng điều này xảy ra có thể liên quan đến sự căng thẳng thần kinh tập thể của các học sinh.Các nhà khoa học nhận định đây là một trường hợp bệnh tâm lý trên diện rộng (MPI). Tiếng cười là cách các bệnh nhân thể hiện một trạng thái tâm lý bất ổn. Ảnh trong bài mang tính minh họa. Mời độc giả xem video: Vẽ tranh cổ động phòng chống dịch bệnh Covid-19. Nguồn: THTPCT.
Dịch bệnh cười bùng phát tại một trường nữ sinh ở Tanganyika, Tanzania vào ngày 30/1/1962. Vào ngày hôm ấy, 3 nữ sinh đột ngột cười lớn.
Ban đầu, mọi người cứ ngỡ 3 học sinh sẽ không cười nữa sau vài phút.
Thế nhưng, điều kỳ lạ và khó giải thích đã xảy ra khi nhiều học sinh trong trường cười một cách kỳ lạ và không thể dừng lại được.
Khoảng 60% học sinh trong trường cười không ngừng từ vài chục phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Do cười quá nhiều trong thời gian dài nên một số trường hợp bị ngất xỉu.
Sự việc này lặp đi lặp lại trong suốt nhiều tuần liên tiếp. Theo ước tính, khoảng 1.000 học sinh ở Tanzania mắc dịch bệnh kỳ lạ trên trong thời gian từ tháng 1 - 5/1962.
Trước sự việc kỳ lạ trên, 14 trường học ở Tanzania quyết định đóng cửa cho học sinh nghỉ học để cách ly.
Dịch bệnh cười nhanh chóng trở thành đề tài "nóng" thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia cũng như các nhà khoa học học.
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, nạn nhân của dịch bệnh cười đều là trẻ em.
Từ vài người, dịch bệnh cười lây lan nhanh khi có hàng chục trường hợp khác có biểu hiện tương tự. Một số chuyên gia y tế cho rằng điều này xảy ra có thể liên quan đến sự căng thẳng thần kinh tập thể của các học sinh.
Các nhà khoa học nhận định đây là một trường hợp bệnh tâm lý trên diện rộng (MPI). Tiếng cười là cách các bệnh nhân thể hiện một trạng thái tâm lý bất ổn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Vẽ tranh cổ động phòng chống dịch bệnh Covid-19. Nguồn: THTPCT.