Vào thế kỷ 16 - 17, Franz Helm đã miêu tả chiến thuật quân sự kỳ lạ là dùng mèo làm “lính phóng hỏa”.Văn bản của Franz Helm có viết về chiến thuật quân sự này như sau: “Tạo ra một cái túi nhỏ có chứa các mũi tên được đốt lửa… nếu muốn phóng hỏa một thị trấn hoặc lâu đài, thì tìm một con mèo từ nơi đó sau đấy quấn cái túi này vào lưng con mèo, đốt cháy rồi để con mèo chạy đi đến lâu đài gần nhất. Vì sợ nên con mèo sẽ tìm nơi trốn trong chuồng cỏ khô hoặc rơm từ đó mà sẽ sinh ra hỏa hoạn”.Ý tưởng biến những con mèo thành lính phóng hỏa của Franz Helm được cho là đã được con người sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Đức từ thế kỷ 16.Vào thời cổ đại, các nhà cầm quân sử dụng chiến thuật khá đặc biệt là dùng xác người hoặc động vật thối rữa để lây lan bệnh dịch cho kẻ địch.Theo các tài liệu lịch sử, từ năm 300 trước Công nguyên, binh sĩ Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước bằng phân và xác động vật chết.Đến thế kỷ 14, đại dịch Cái chết Đen càn quét khắp châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, khiến hàng triệu người tử vong.Dịch bệnh này càng lây lan nhanh hơn khi thi hài những người chết trong đại dịch Cái chết Đen được sử dụng trong chiến tranh.Xác những người chết vì dịch hạch được ném qua bức tường của thành phố đang bị vây hãm nhằm uy hiếp, tạo nên mùi hôi thối và gây bệnh truyền nhiễm cho quân thù.Vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, trận Pelusium giữa người Ba Tư và người Ai Cập ghi nhận một chiến thuật quân sự đặc biệt được sử dụng. Trong trận chiến này, quân đội Ba Tư biết người Ai Cập tôn thờ mèo và coi đó là biểu tượng của nữ thần Bastet.Chính vì vậy, vua Ba Tư Cambyses II đã ra lệnh cho binh sĩ vẽ hình thần mèo lên những chiếc khiên cũng như để những con mèo đi phía trước khi giao chiến với quân đội Ai Cập. Khi nhìn thấy những con mèo trên chiến trường, người Ai Cập không dám làm hại con vật linh thiêng trên nên thất bại trước quân đội Ba Tư.Mời quý độc giả xem video ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC)
Vào thế kỷ 16 - 17, Franz Helm đã miêu tả chiến thuật quân sự kỳ lạ là dùng mèo làm “lính phóng hỏa”.
Văn bản của Franz Helm có viết về chiến thuật quân sự này như sau: “Tạo ra một cái túi nhỏ có chứa các mũi tên được đốt lửa… nếu muốn phóng hỏa một thị trấn hoặc lâu đài, thì tìm một con mèo từ nơi đó sau đấy quấn cái túi này vào lưng con mèo, đốt cháy rồi để con mèo chạy đi đến lâu đài gần nhất. Vì sợ nên con mèo sẽ tìm nơi trốn trong chuồng cỏ khô hoặc rơm từ đó mà sẽ sinh ra hỏa hoạn”.
Ý tưởng biến những con mèo thành lính phóng hỏa của Franz Helm được cho là đã được con người sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Đức từ thế kỷ 16.
Vào thời cổ đại, các nhà cầm quân sử dụng chiến thuật khá đặc biệt là dùng xác người hoặc động vật thối rữa để lây lan bệnh dịch cho kẻ địch.
Theo các tài liệu lịch sử, từ năm 300 trước Công nguyên, binh sĩ Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước bằng phân và xác động vật chết.
Đến thế kỷ 14, đại dịch Cái chết Đen càn quét khắp châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, khiến hàng triệu người tử vong.
Dịch bệnh này càng lây lan nhanh hơn khi thi hài những người chết trong đại dịch Cái chết Đen được sử dụng trong chiến tranh.
Xác những người chết vì dịch hạch được ném qua bức tường của thành phố đang bị vây hãm nhằm uy hiếp, tạo nên mùi hôi thối và gây bệnh truyền nhiễm cho quân thù.
Vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, trận Pelusium giữa người Ba Tư và người Ai Cập ghi nhận một chiến thuật quân sự đặc biệt được sử dụng. Trong trận chiến này, quân đội Ba Tư biết người Ai Cập tôn thờ mèo và coi đó là biểu tượng của nữ thần Bastet.
Chính vì vậy, vua Ba Tư Cambyses II đã ra lệnh cho binh sĩ vẽ hình thần mèo lên những chiếc khiên cũng như để những con mèo đi phía trước khi giao chiến với quân đội Ai Cập. Khi nhìn thấy những con mèo trên chiến trường, người Ai Cập không dám làm hại con vật linh thiêng trên nên thất bại trước quân đội Ba Tư.
Mời quý độc giả xem video ngang nhiên buôn bán kỷ vật chiến tranh (nguồn: VTC)